Inside Bar là gì? 3 Tuyệt kĩ giao dịch với nến Inside Bar

img
17 Tháng Sáu, 2021
img

Inside Bar được coi là mẫu mô hình mạnh nhất của Price Action, với Inside Bar chúng ta có thể giao dịch đảo chiều xu hướng hoặc giao dịch tiếp diễn xu hướng tùy vào vị trí của nó trên biểu đồ.

✔ Vậy Inside Bar là gì?

✔ Cách giao dịch với Inside Bar như thế nào?

✔ Trường hợp nào không nên giao dịch với Inside Bar?

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Mô hình nến Inside Bar là gì?

Mẫu hình Inside Bar là mẫu mô hình nến bao gồm : 1 “nến mẹ” (mother bar) đứng trước và bao bọc toàn cây nến đứng sau nó ( nến con). Cây nến đứng sau nó chính là nến Inside Bar( inside tức là nằm trong). Có thể có 1 hoặc nhiều nến con.

Hình 1: Mẫu inside bar 2 nến

Hình 1: Mẫu inside bar 2 nến

Các biến thể thường thấy của mô hình nến Inside Bar:

Các biến thể của nến Inside Bar thường gặp

Các biến thể của nến Inside Bar thường gặp

Trường hợp này nến đầu tiên là nến mẹ, 2 nến sau là Inside Bar. Hoặc cũng có thể nói nến cuối cùng là inside bar, 2 nến đằng trước là nến mẹ. Các bạn không cần quá chú trọng cái này, các bạn chỉ cần hiểu đơn giản, nến inside bar bản chất là nến nằm trong nến mà thôi. Đừng quá phức tạp nó lên.

Trong giao dịch với phương pháp Price Action, nến Inside Bar được sử dụng nhiều, kết hợp cùng với mô hình nến Pinbar. Dưới đây là 2 mẫu mô hình nến kết hợp phổ biến:

  • Pinbar Inside Bar combo: về cơ bản là mô hình inside bar nhưng nến mẹ là nến pinbar
  • Inside Bar pinbar combo: nến inside bar( nến con) là nến pinbar
Nến inside bar kết hợp nến Pinbar được sử dụng phổ biến trong Price Action

Nến inside bar kết hợp nến Pinbar được sử dụng phổ biến trong Price Action

Cách giao dịch với Inside Bar

Khi giao dịch với Inside Bar chủ yếu ta dùng lệnh buy stop/ sell stop để chờ ở một trong hai đầu của nến motherbar. Cách giao dịch này xuất phát từ ý tưởng thị trường nén giá lại và breakout khỏi mô hình nến.

Giao dịch với Inside bar bằng các lệnh Stop

Giao dịch với Inside bar bằng các lệnh Stop

Nhưng mọi việc không đơn giản là cứ gặp Inside Bar là chúng ta đặt lệnh Buy/Sell Stop như thế. Thị trường sẽ quét lệnh cả hai đầu của bạn, bạn không những không lãi mà còn lỗ cả hai đầu, đặc biệt là những ngày có tin tức quan trọng được công bố như tin tức Nonfarm chẳng hạn.

Thông thường việc đặt lệnh đơn giản như vậy chỉ áp dụng cho một thị trường đang trong đà xu hướng mạnh và phải áp dụng vào những hoàn cảnh cụ thể mới tối ưu được khả năng thắng.

Giao dịch với nến Inside Bar trong trường hợp thị trường có xu hướng rõ ràng

Giao dịch với nến Inside Bar trong trường hợp thị trường có xu hướng rõ ràng

Như ví dụ trên cho xu hướng XAUUSD khung D1, giá mới phá qua ngưỡng hỗ trợ quan trọng, giá kiểm tra lại vùng hỗ trợ bị phá vỡ và xuất hiện nến Pinbar + nến xác nhận giảm. Xu hướng giảm được xác nhận rõ ràng. Vì thế khi mô hình Inside Bar xuất hiện, việc của Trader chỉ là đặt lệnh Sell Stop dưới giá thấp nhất của nến mẹ và đặt Stop loss trên giá cao nhất của nến mẹ. Thị trường di chuyển giảm và lệnh của trader được khớp, giá sau khi phá Inside Bar thường di chuyển rất nhanh và mạnh.

Đôi khi thị trường di chuyển khớp lệnh chờ đầu này thì lập tức giá quay lại khớp tiếp lệnh chờ ở đầu còn lại. Thậm chí là thua lỗ cả hai lệnh chứ không phải lệnh này thua thì lệnh còn lại sẽ thắng. Tuyệt đối đừng bao giờ đặt cược tiền của bạn để giăng bẫy thị trường với mong muốn chiến thắng cả 2 đầu, bạn có thể ăn một vài lệnh nhưng cuối cùng chắc chắn sẽ phải ôm hận.

Ví dụ như trường hợp của cặp XAUUSD này:

Mô hình nến Inside Bar xuất hiện trên khung ngày của XAUUSD

Mô hình nến Inside Bar xuất hiện trên khung ngày của XAUUSD

Nếu như bạn định đặt cả Buy Stop và Sell Stop với mục đích nhằm ăn cả 2 chiều thì bạn sẽ gặp những trường hợp bạn bị quét Stop Loss cả 2 lệnh. Sau đó thị trường lại tiếp tục di chuyển theo xu hướng tăng chính của nó.

Trade Forex là trò chơi xác xuất, chúng ta không thể thắng trong mọi lệnh, vì thế luôn sử dụng lệnh dừng lỗ để giới hạn mức độ tổn thất lớn nhất cho lệnh giao dịch của bạn.

Giao dịch với nến Inside Bar

Thị trường quét dừng lỗ Inside Bar khi tin tức ra

Hướng dẫn cách giao dịch Inside Bar hiệu quả nhất

Giao dịch Inside Bar tiếp diễn xu hướng

Giao dịch với Inside Bar trong một thị trường có xu hướng mạnh thường có tỷ lệ thắng cao

Để tăng tỷ lệ win cho các setup inside bar, các bạn nên giao dịch nó trong một thị trường có xu hướng mạnh, giông như ví dụ tôi lấy ở phần trên cho cặp XAUUSD. Bạn nên sử dụng mô hình nến này trong khung thời gian tối thiểu H4, khung Time Frame khuyên dùng là D1.

Trường hợp 1: Inside bar nằm tại vùng giá quan trọng

Insidebar trong thị trường có xu hướng

Inside bar trong thị trường có xu hướng

  1. Inside bar nằm ở vị trí hỗ trợ, nơi mà kháng cự trước đó bị phá vỡ
  2. Thị trường đang có xu hướng tăng mạnh
  3. Không có vùng kháng cự nào chặn trên đầu của inside bar
  4. Trường hợp này inside bar hỗ trợ tiếp diễn xu hướng, chúng ta đặt lệnh buy stop tại đỉnh của nến mẹ và Stoploss ngay dưới giá thấp nhất nến mẹ

Trường hợp 2: Inside Bar nằm ở vị trí lửng lơ trên biểu đồ

Giao dịch với Inside Bar ở vị trí lửng lơ trên biểu đồ nến

Giao dịch với Inside Bar ở vị trí lửng lơ trên biểu đồ nến

Vị trí lửng lơ trên biểu đồ được hiểu là nến không thuộc vùng hỗ trợ kháng cự hay vùng Supply Demand nào quan trọng. Để giao dịch với trường hợp này các bạn chỉ cần follow xu hướng trước đó của nó, đặt lệnh sell stop ngay dưới đáy nến mẹ, dừng lỗ ở trên đỉnh nến mẹ.

Giao dịch Inside Bar đảo chiều xu hướng

Để giao dịch với mô hình inside bar đóng vai trò đảo chiều xu hướng, thì vị trí của mô hình Inside Bar phải nằm tại vùng giá quan trọng( hỗ trợ kháng cự), xem ví dụ sau:

Giao dịch với Inside Bar trong đảo chiều xu hướng

Giao dịch với Inside Bar đảo chiều

Trong trường hợp này, mô hình inside bar nằm dưới vùng hỗ trợ vừa bị phá trở thành kháng cự, thị trường liên tục tạo tín hiệu cho thấy phe mua đã yếu thế. Để giao dịch với inside bar này, các bạn phải đặt lệnh Sell Stop dưới đáy nến mẹ và dừng lỗ ở đỉnh nến mẹ.

Những trường hợp như thế này, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn nếu inside bar xuất hiện kèm thêm nến pinbar( pinbar có thể là nến mẹ hoặc nến con đều được) và phải xem xu hướng thị trường trước đó như thế nào.

Cùng xem ví dụ sau:

inside bar tai vung ho tro khang cu

Nến Inside Bar tại vùng hỗ trợ kháng cự

Trường hợp này inside bar cũng nằm tại vị trí kháng cự nhưng nó không đóng vai trò đảo chiều xu hướng. Hãy để ý động lực tăng trước đó của thị trường, thị trường xuất hiện mô hình 3 nến tăng mạnh, chưa có dấu hiệu yếu đi. Điều này cho thấy Inside Bar chỉ mang ý nghĩa rằng thị trường đang có nhịp nghỉ mà thôi.

Để giao dịch chắn chắn hơn, chúng ta không đặt lệnh Stop cho trường hợp này. Hãy chờ thêm 1 nến nữa, để chắc chắn rằng nó phá vỡ mô hình inside bar. Nếu như phá lên trên, thì đồng nghĩa với việc phá vỡ mô hình inside bar+ kháng cự, chúng ta sẽ vào buy trực tiếp ở nến sau. ở ví dụ này thì giá phá lên trên. Nếu như giá phá xuống dưới, chúng ta sẽ “xem xét” để sell.

Hãy chắc chắn rằng bạn phải chờ nến xác nhận đóng cửa, nếu không, bạn sẽ gặp phải những trường hợp phá vỡ giả tạo mô hình Fakey

Trường hợp nào không nên giao dịch với inside Bar?

Không phải trường hợp nào chúng ta cũng giao dịch với inside Bar.

Dưới đây tôi sẽ lấy ví dụ cho các bạn một vài trường hợp điển hình:

Trường hợp 1: Inside Bar quá nhiều nến con

insidebar qua nhieu nen con thi khong giao dich

Không nên giao dịch với insidebar có quá nhiều nến con

Trường hợp 2: Mô hình inside bar trong thị trường đi ngang không rõ xu hướng

insidebar trong thi truong di ngang

Insidebar trong thị trường đi ngang mang lại hiệu quả không cao

Giao dịch với Inside Bar trader tận dụng sự đột phá của giá, điều này không có ý nghĩa trong 1 thị trường mà giá đang đi ngang. Trường hợp này mặc dù giá phá qua khỏi nến mẹ nhưng giá không đi được xa, không đủ thỏa mãn tỷ lệ RR 1:1 của bạn.

Trường hợp 3: Không nên giao dịch với inside bar có nến mẹ quá lớn

Trong trường hợp nến mẹ quá lớn, điều đó đồng nghĩa với việc điểm dừng lỗ quá dài, các bạn phải suy xét trước khi giao dịch với chúng, chúng ta có nhiều cơ hội khác đẹp hơn, và không nhất thiết phải đặt tài sản của chúng ta vào những kèo chứa nhiều rủi ro:

khong giao dich voi insidebar co nen me lon

Không nên giao dịch với inside bar có nến mother quá lớn

Trường hợp trên nến inside bar có nến mẹ quá lớn, và có quá nhiều nến con, việc giao dịch theo mô hình này không khả thi vì điểm dừng lỗ quá lớn. Điểm dừng lỗ 1, điểm entry 2 nếu các bạn giao dịch theo inside bar. Tất nhiên ở trương hợp này chúng ta vẫn có thể giao dịch cho lệnh Buy nhưng là buy theo định nghĩa kháng cự bị phá trở thành hỗ trợ, điểm 3 là điểm buy theo mô hình pinbar và cắt lỗ theo cây pinbar này luôn. Như thế sẽ khả thi hơn

Tổng kết về Inside Bar

Trên đây là toàn bộ kiến thức về inside bar, không quá khó để hiểu inside bar là gì, cách giao dịch với inside bar như thế nào phải không các bạn.

Thị trường muốn màu muôn vẻ, chúng ta phải luôn linh hoạt thuận nước đẩy thuyền, tận dụng các cơ hội tốt nhất khi giao dịch phá vỡ với mô hình Inside Bar. Các bạn phải tập và backtest thị trường cho thành thục, kiểm tra lại trong quá khứ xem mô hình này nó thể hiện sức mạnh như thế nào.

Nếu thấy bài viết có giá trị đừng quên đánh giá và share cho người cần nhé. Xin cảm ơn các bạn.

Tham gia nhóm hỗ trợ và các Sàn giao dịch uy tín nhất với ưu đãi độc quyền cùng Hoaibacfx
17 Tháng Sáu, 2021
0