Indicator là gì? Top 5 chỉ báo indicator tốt nhất

img
8 Tháng Bảy, 2021
img

Đối với các nhà giao dịch theo phương pháp phân tích kỹ thuật, thì các indicator hay các chỉ báo kỹ thuật là công cụ không thể thiếu. Ngoài việc giúp các nhà đầu tư phân tích giá cả thị trường, các chỉ báo kỹ thuật còn hỗ trợ trader rất nhiều khi họ sử dụng MT4/MT5 để phân tích.

Bài viết hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt indicator trên MT4 cũng như cung cấp các bạn một số chỉ báo kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trên MT4 hiện nay.

Trước hết hãy tìm hiểu Indicator là gì?

Indicator là các chỉ báo phân tích kỹ thuật forex thường được sử dụng để dự báo những thay đổi về giá cả trên thị trường ngoại hối. Chúng là những phép tính liên quan đến khối lượng và giá cả của một công cụ tài chính nhất định. Bằng cách sử dụng các chỉ báo kỹ thuật Forex, các trader có thể đưa ra quyết định về việc tham gia giao dịch và thoát lệnh rời khỏi thị trường. Một số Indicator hỗ trợ trader trong công việc giao dịch như chỉ báo tự động xác định xu hướng, chỉ báo tự động vẽ hỗ trợ kháng cự hay vùng supply demand.

Hướng dẫn cài đặt Indicator vào MT4/MT5 trên máy tính

Phần này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt chỉ báo kỹ thuật vào MT4, còn MT5 cũng tương tự bạn nhé, mọi thao tác đều giống nhau.

Bước 1: Tải Indicator cần cài thêm về máy tính

Bạn có thể tải Indicator tại diễn đàn forex MQL5 hoặc các trang web forex có bán chỉ báo kỹ thuật. Sau khi tải về file đuôi có dạng .mq4 ( để cài vào phần mềm MT4) hoặc .mq5 ( để cài vào phần mềm MT5). Nếu file có dạng đuôi .Zip hoặc .ZAR thì các bạn giải nén nó ra nhé.

tải indicator về máy tính

Bước 2. Mở phần mềm MT4/MT5 chọn Tập tin/Mở cửa sổ dữ liệu

mở cửa sổ dữ liệu để cài indicator

Bước 3: Sao chép file chỉ báo Indicator vào phần mềm MT4/MT5

Chọn MQL4/ Indicator sau đó copy và paste file cài đặt Indicator vào Folder này

Bước 4: Chạy indicator vừa tải về trên MetaTrader 4/MT5

Khi cài đặt xong bạn cần thoát và khởi động lại MetaTrader 4 hoặc nhấn chuột phải vào mục Indicators như hình dưới và chọn Refresh

Làm mới chỉ báo sau khi copy

Để mở Indicator trên MT4, bạn chọn mục Them/Cac cong cu ho tro trên thanh công cụ hoặc chọn mục Chỉ số ở cửa sổ dịch chuyển. Tìm indicator muốn chạy và kích chuột trái, ấn OK

cách kích hoạt chỉ báo indicator mt4

Hướng dẫn cài indicator cho Meta Trader 5

Cách cài đặt và chạy chỉ báo kỹ thuật trên MT5 cũng tương tự như MT4, chỉ khác đuôi file cài đặt là .mq5

Cách cài đặt Indicator trên Tradingview

Tradingview là nền tảng xã hội cho phép nhà giao dịch phân tích biểu đồ kỹ thuật và tương tác với các nhà đầu tư khác. Đây là công cụ không thể thiếu với mọi trader trường phái phân tích biểu đồ nến. Tôi cũng có bài viết hướng dẫn sử dụng Tradingview khá chi tiết tại blog này.

Để chèn các chỉ báo indicator trên TradingView bạn truy cập vào TradingView.com, Nhấp vào nút “Indicators” để bắt đầu thêm các chỉ báo.

Một danh sách các Indicato và chiến lược sẽ hiện ra. Click đúp chuột vào chỉ báo bạn cần thêm.

cài đặt Indicator trên Tradingview

Ngoài các chỉ báo indicator mặc định như trong MT4 , TradingView còn có Thư viện cộng đồng gồm các chỉ số được người dùng tạo riêng và tải lên để chia sẻ cho mọi người. Các chỉ báo này sẽ được xếp hạng phổ biến nhất dựa trên số lượt thích.

Top 5 chỉ báo kỹ thuật tốt nhất

Việc tìm indicator tốt nhất cho mình phụ thuộc vào nhận định riêng của mỗi người, tuy nhiên chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn các indicator phổ biến được sử dụng nhiều nhất trên cả MT4 và cả các nền tảng khác.

1. Đường Trung bình Động- Moving Averages

Đường trung bình động MA là một trong những chỉ báo kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến để xác định xu hướng thị trường, nhất là trong các thị trường có dữ liệu đủ lớn và lâu đời như thị trường chứng khoán và thị trường forex.

Đường trung bình MA được tính bằng tổng tỷ giá trong một khoảng thời gian và chia cho số nến trong khoảng thời gian đó.

  • Nếu giá (nến) nằm trên đường MA thì phe mua đang kiểm soát thị trường, nói cách khác là xu hướng tăng
  • Nếu giá nằm phía dưới đường MA thì phe bán đang kiểm soát thị trường

Hoặc trader cũng có thể áp dụng tính chất giao cắt của các đường MA ngắn hạn và dài hạn( ví dụ MA20-MA50) để thực hiện các giao dịch mua bán.

Đường Trung bình động – Moving Average

2. Dải Bollinger Band

Dải Bollinger ( viết tắt là BB) sử dụng phức tạp hơn so với Đường Trung bình Động MA. Chỉ báo này được cấu tạo bởi đường trung bình SMA và 2 dải biên trên và dưới, 2 dải trên và dưới này sẽ mở rộng và thụ hẹp tùy vào thị trường di chuyển.

Giá có xu hướng chuyển động trong biên tạo ra bởi 2 dải bollinger band và có xu hướng trở về khu vực này khi bị thoát khỏi biên. Dựa vào các tính chất này mà nhà đầu tư có thể áp dụng vào trong giao dịch forex.

Xem thêm: Bollinger Band là gì ? Hướng dẫn sử dụng Bollingerband

chỉ báo bollinger band

3. Mây Ichimoku

Mây Ichimoku (Ichimoku Cloud) là phương pháp phân tích kỹ thuật kết hợp nhiều chỉ báo trong cùng một biểu đồ. Mây Ichimoku được sử dụng như một công cụ giao dịch để giúp người dùng thấu hiểu các vùng giá hỗ trợ và vùng giá kháng cự tiềm năng trên các biểu đồ hình nến. Nó cũng được sử dụng như một công cụ dự đoán, và nhiều nhà giao dịch sử dụng phương pháp này để xác định các chỉ dẫn xu hướng trong tương lai và động lượng thị trường.

Đám mây Kumo là yếu tố đầu tiên của chỉ báo này giúp hiểu bối cảnh thị trường. Nếu giá đang nằm dưới mây Kumo, xu hướng thị trường là giảm và nếu nằm phía trên đám mây Kumo thì xu hướng thị trường là tăng.

Mặt khác, Tenkan Sen và Kijun Sen là hai yếu tố quan trọng của chỉ báo này được tạo ra với khái niệm về đường trung bình động. Hai đường này di chuyển theo giá và trader dựa vào vị trí của chúng so với nến để đưa ra quyết định giao dịch.

Xem thêm: Mây Ichimoku và hướng dẫn giao dịch với mây Ichimoku

chỉ báo mây ichimoku

4. Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI)

Chỉ báo RSI có giá trị di chuyển từ mức 0 đến 100. Chỉ báo này cho biết sức mạnh mua bán của thị trường, nó cho trader biết giai đoạn nào thị trường mua quá nhiều( quá mua) hoặc bán quá nhiều( quá bán), từ đó kết hợp thêm các yếu tố khác để tìm kiếm vùng giá dễ đảo chiều. Hay nói cách khác:

  • RSI vượt trên 70, thị trường quá mua, dễ đảo chiều giảm
  • RSI giảm xuống dưới 30, thị trường quá bán, dễ đảo chiều tăng trở lại

Ngoài ra trader có thể sử dụng tính chất phân kì RSI để giao dịch. Bạn có thể xem bài viết về hướng dẫn chi tiết cách giao dịch với RSI tại đây.

chỉ báo rsi

5. Chỉ báo MACD

MACD là một chỉ báo kỹ thuật bao gồm biểu đồ và đường trung bình động hàm mũ. Trader chủ yếu sử dụng MACD để tính toán sự phân kỳ với giá. Sự phân kỳ đều đặn với MACD và giá cho thấy sự đảo chiều của thị trường, trong khi sự phân kỳ ẩn của chúng cho thấy sự tiếp diễn xu hướng của thị trường.

Giống như mây Ichimoku, chỉ báo MACD cũng có rất nhiều cách sử dụng. Bạn theo dõi chi tiết tại đây

chỉ báo macd

Có nên sử dụng Indicator trong giao dịch forex không?

Để biết mình có nên dùng indicator không hay nên dùng indicator nào là phù hợp trước hết mời bạn điểm lại những lợi ích mà các chỉ báo indicator có thể mang lại.

Indicator là phương tiện để cho bạn biết điều gì đang và sẽ diễn ra tiếp theo trên thị trường. Giúp bạn nắm bắt nhanh chóng mức độ biến động của giá (volatility), động lượng của giá (momentum), khối lượng giao dịch tương đối (volume)… để từ những dữ kiện này bạn sẽ có cái nhìn khách quan về thị trường.

Indicator đóng vai trò như một bộ lọc, ví dụ một trader chuyên trade theo trend nếu thấy thị trường đang trong xu hướng tăng và muốn tìm điểm vào lệnh mua, người đó sẽ không thể vào lệnh khi RSI đang đi xuống, hoặc đang ở vùng quá mua, họ không thể vào lệnh khi Stochastic đang loay hoay tại đường giữa.

Các chỉ báo indicator là công cụ được tạo ra từ những công thức toán học nhất định, sử dụng thông tin từ dữ liệu giá cả mà bạn thấy trên đồ thị … của một phiên giao dịch sau đó dùng công thức toán học để đưa các thông tin này ra dạng hình ảnh để bạn dễ quan sát và phân tích. Một vấn đề sẽ phát sinh ở đây đó chính là nếu các trader không thực sự tìm hiểu về indicator mà mình đang sử dụng, họ không hiểu về công thức để hình thành indicator, dễ đến nhầm lẫn việc backtest với việc thành thạo cách sử dụng indicator thực sự.

Bên cạnh việc hiểu biết công thức hoạt động của các chỉ báo indicator điều quan trọng là bạn phải tin vào chính mình. Các công thức, chỉ báo chỉ là để tham khảo. Chính cảm nhận, kiểm nghiệm, phân tích, của bạn mới là yếu tố quyết định.

Sau khi phân tích hết các chỉ báo cần thiết, bạn cần xác định mức rủi ro khi mở lệnh. Điều đó sẽ giúp bạn tự tin vào lệnh và giữ lệnh.

Nếu bạn sử dụng indicator như tín hiệu vào lệnh đơn thuần, bạn sẽ khó đạt được thành tựu trong thị trường khắc nghiệt này. Hiểu rõ về mục đích của indicator sẽ cho bạn có cái nhìn khách quan hơn. Cuối cùng, bạn hãy chọn cho mình indicator tốt nhất với bạn, tốt nhất ở đây là có độ tin cậy và được nhiều trader thành công sử dụng và luôn ghi nhớ rằng mọi công cụ tốt nhất đều chỉ có thể là trợ thủ chứ không thể thay thế bạn tạo nên thành công.

Nếu như bạn tìm hiểu đủ sâu sắc về chỉ báo kỹ thuật, bạn đều hiểu chỉ báo kỹ thuật được tạo ra khi giá đã chạy và hình thành vì thế luôn có độ trễ trong giao dịch. Mặt khác việc sử dụng 1 công cụ chỉ báo thường khó mang lại hiệu quả, cần phải có sự bổ trợ từ các công cụ chỉ báo khác đi kèm. Điều này dễ gây cho bạn căng thẳng và giao dịch 1 cách máy móc thiếu sáng tạo, trong 1 thời gian đủ lâu nó dễ khiến bạn bị stress, nhất là với những trader mới. Bạn có thể thử chuyển sang học phương pháp giao dịch đơn giản hơn, giúp đồ thị thông thoáng hơn. Tất nhiên tôi không loại trừ việc sử dụng indicator trong giao dịch, ngay kể cả với thời điểm hiện tại. Tuy nhiên tôi chỉ sử dụng những công cụ indicator phụ trợ như đếm ngược thời gian kết thúc nến, indicator tự động tìm kiếm tín hiệu nến…

Bài viết về indicator xin dừng lại tại đây, chúng tôi hi vọng bài viết không chỉ giúp bạn hiểu được khái niệm Indicator là gì mà còn giúp bạn tìm được indicator tốt nhất và cách sử dụng chúng hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

Tham gia nhóm hỗ trợ và các Sàn giao dịch uy tín nhất với ưu đãi độc quyền cùng Hoaibacfx
8 Tháng Bảy, 2021
0