Sàn Forex là gì? Hướng dẫn kiểm tra giấy phép sàn Forex
Bạn đang có ý định muốn tham gia thị trường ngoại hối những không biết nên giao dịch ở đâu, có đến hàng trăm hàng nghìn sàn forex đang hoạt động, trong đó uy tín có, lừa đảo cũng có. Việc sàng lọc qua tất cả những nhà môi giới khiến bạn phải đau đầu, đặc biệt là bạn không biết mình nên tìm kiếm điều gì ở một sàn giao dịch forex. Lựa chọn giao dịch forex tại một nhà môi giới ngoại hối uy tín đảm bảo an toàn cho nguồn tiền đầu tư của bạn.
Có nhiều tiêu chí để bạn lựa chọn giao dịch tại một sàn forex nhưng hãy luôn đảm bảo sàn forex đó được quản lý bởi các cơ quan tài chính tin cậy trên thế giới.
Bài viết hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số lưu ý trong việc lựa chọn sàn forex cũng như cách để kiểm tra giấy phép hoạt động của họ.
Let’s go!
Trước hết bạn cần biết Sàn forex là gì ?
Sàn Forex là bộ phận trung gian kết nối giữa người mua và người bán trên thị trường ngoại hối, họ cung cấp cho nhà giao dịch quyền truy cập vào một nền tảng để mua và bán ngoại tệ. Sàn Forex còn có tên gọi khác là nhà môi giới ngoại hối bán lẻ hoặc nhà môi giới giao dịch tiền tệ, thông thường họ là một công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Nguồn thu nhập chính của sàn forex đến từ:
- Phí hoa hồng( Commission): Tiền phí dịch vụ trả cho Broker- nhà môi giới để họ thực thi mở lệnh, đóng lệnh giao dịch
- Spread: Chênh lệch giữa giá mua và giá bán vào cùng 1 thời điểm, phí này cũng trả cho nhà môi giới
- Swap– Phí qua đêm: lãi suất vay qua đêm
Có 2 kiểu nhà môi giới ngoại hối được phân chia theo cơ chế hoạt động: Sàn đẩy lệnh( non dealing desk) và sàn ôm lệnh ( dealing desk)
- Sàn ôm lệnh- dealing desk, hay nhà cái: Là nhà môi giới tạo lập thị trường Market Market, họ hoạt động theo loại hình nhà môi giới ôm lệnh. Các nhà giao dịch mua bán trực tiếp với sàn mà không phải với nhà đầu tư khác, vì thế mức phí giao dịch sẽ thấp hơn vì bạn không phải trả tiền phí dịch vụ, tuy nhiên thanh khoản lệnh sẽ thấp hơn.
- Sàn đẩy lệnh (non dealing desk broker): Là nhà môi giới đẩy lệnh của khách giao dịch đến thị trường forex toàn cầu, họ chỉ đứng vai trò làm cầu nối trung gian và hưởng phí dịch vụ. Vì là giao dịch với thị trường toàn cầu nên thanh khoản lệnh cực cao.
Nhiều sàn forex áp dụng cả 2 hình thức ôm lệnh và đẩy lệnh để nhà đầu tư có thể trải nghiệm các mức phí dịch vụ khác nhau.
5 tiêu chí khi chọn sàn forex
Có hàng nghìn sàn giao dịch ngoại hối đang hoạt động trên thị trường, trong số đó không thiếu những sàn forex uy tín để bạn lựa chọn. Mỗi sàn ngoại hối sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, tùy vào nhu cầu của người dùng để đưa ra các tiêu chí lựa chọn khác nhau. Dưới đây tôi sẽ đưa ra 1 số tiêu chí quan trọng, bạn có thể tham khảo để lựa chọn sàn forex phù hợp với bạn.
1. Giấy phép hoạt động
Một sàn giao dịch ngoại hối đáng tin cậy phải có giấy phép hoạt động được cấp bởi các cơ quan quản lý tài chính uy tín hàng đầu thế giới. Điều này là tối quan trọng vì nó đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư của bạn.
Việc kiểm tra giấy phép sàn forex giúp bạn nắm được:
- Cơ quan quản lí sàn forex
- Thông tin địa chỉ, pháp lý, liên hệ của sàn forex phục vụ việc tra cứu và khiếu nại
- Tra cứu được các thông tin liên quan khác của sàn như khối lượng giao dịch,số lượng khách hàng, tỷ lệ phản hồi của khách về sàn…
Danh sách giấy phép chính sắp xếp theo mức độ uy tín:
- Hạng 1: Giấy phép do NFA Mỹ , FSA Nhật , FINMA Thụy Sỹ cấp
- Hạng 2: Giấy phép do FCA Anh, ASIC Úc cấp
- Hạng 3: Giấy phép do CySEC Cyprus (Đảo Síp), MFSA Malta, FSP New Zealand.
- Hạng 4: Giấy phép do IFSC cấp
- Hạng 5: Các tổ chức khác
Các kiểm tra từng loại giấy phép này bạn có thể theo dõi ở phần bên dưới.
“Nhà môi giới bạn giao dịch có đang gian lận không ?
2. Chi phí giao dịch
Chi phí giao dịch ở đây bao gồm Spread, Commission và Swap. Bạn cần lựa chọn sàn giao dịch có Tổng chi phí giao dịch thấp chứ không phải chỉ Spread thấp.
Nhiều sàn Forex lừa đảo, không uy tín cố tình gài bẫy khách hàng bằng cách đưa ra Spread thấp, có khi bằng 0 nhưng phí qua đêm cực cao. Swap là phần phí rất khó tính toán và thực tế ít người tính toán, đa số trader chỉ để ý tới spread. Nếu bạn là nhà giao dịch trong ngày- day trading có thể bạn sẽ không cần để ý đến swap vì bạn không giữ lệnh qua đêm, còn nếu bạn là một swing trader giữ lệnh dài hạn thì bạn phải chú ý tới khoản phí qua đêm này
Bạn có thể kiểm tra các loại phí giao dịch này tại phần mô tả thông số kỹ thuật từng cặp tiền trên MT4 hoặc trên website của sàn forex. Bạn có thể so sánh phí giao dịch của cùng 1 cặp tiền trên 2 sàn khác nhau để thấy sự khác biệt.
- Kiểm tra phí Swap
- Kiểm tra chênh lệch giá trên MT4
3. Phương thức nạp rút
Nếu bạn đang định cư sinh sống tại Việt Nam, bạn nên lựa chọn sàn forex có hình thức nạp tiền và rút tiền qua cổng Internetbanking Việt Nam, hoặc qua cổng Ngân lượng. Đây là hai hình thức nạp nhanh nhất và miễn phí nạp rút cho trader việt.
Một trong các hình thức nạp rút thay thế khác như Paypal, ví Bitcoin, Ví Neteller, Skrill… nếu như bạn đang ở nước ngoài.
Một sàn forex uy tín, thời gian nạp tiền thường tức thì, thời gian rút tiền không quá 24h. Điển hình như Exness, rút tiền về trong 1 vài phút. Nếu như bạn đang trade tại sàn mà việc rút tiền quá lâu( hơn 24h), hoặc việc rút tiền của bạn phải thông qua một IB phê duyệt thì tôi khuyên bạn nên dừng giao dịch ở sàn đó và tìm kiếm chọn sàn ngoại hối khác.
4. Sản phẩm giao dịch
Bạn không thể mở tài khoản và giao dịch tại một sàn forex khi sàn đó không có sản phẩm ưa thích của bạn, dù sàn đó có uy tín đến mấy phải không nào?
Thông thường một sàn forex hiếm khi được đầy đủ trọn vẹn, có sản phẩm này, thiếu sản phẩm kia. Đôi khi bạn sẽ phải mở cùng lúc 2-3 tài khoản tại các sàn giao dịch ngoại hối khác nhau.
Ví dụ, nếu bạn giao dịch Vàng với Swap=0, bạn có thể chọn Exness, tuy nhiên bạn cũng muốn giao dịch cả cặp USD Index, nhưng rất tiếc Exness không hỗ trợ cặp này, và khi đó bạn có thể mở thêm tài khoản tại sàn IC Markets.
5. Dịch vụ khách hàng và xử lí khiếu nại
Một sàn forex cho dù uy tín và tốt đến đâu cũng không bao giờ tránh khỏi sai sót trong khâu vận hành. Việc xử lí sai sót, hỗ trợ khách hàng khi có sự cố xảy ra cũng được coi là một yếu tố quan trọng khi đánh giá chọn sàn ngoại hối.
Nếu sàn forex bạn đang giao dịch, gửi thư hỗ trợ tới cả ngày mà không thấy ai phản hồi, bạn nên dừng giao dịch tại đó.
Bạn cũng có thể kiểm tra về cách mà sàn forex xử lí khiếu nại của người dùng. Nếu như người dùng khiếu nại sàn giao dịch mà họ không có phản hồi lại hoặc không xử lí, điều đó chứng tỏ họ nằm trong danh sách sàn forex lừa đảo và thiếu chuyên nghiệp. Bạn có thể khiếu nại hoặc kiểm tra các khiếu nại liên quan đến các sàn forex tại FPA hoặc các diễn đàn forex.
Dưới đây là một ví dụ về phản hồi khiếu nại của sàn Exness. Sàn uy tín luôn cố gắng xử lí mọi phàn nàn của người dùng một cách công khai minh bạch.
Hướng dẫn kiểm tra giấy phép hoạt động sàn Forex
Ngày nay, hầu hết các sàn giao dịch forex uy tín cố gắng có được giấy phép như một sự đảm bảo về độ tin cậy của họ đối với khách hàng tiềm năng. Các giấy phép như vậy được cấp bởi các cơ quan quản lí tài chính khác nhau để xác minh tính hợp lệ hoạt động của nhà môi giới, tiến hành kiểm toán và điều chỉnh hoạt động của nhà môi giới sau khi cấp giấy phép cho họ.
Các nhà môi giới ngoại hối cần có giấy phép để xác nhận rằng họ đang hoạt động hợp pháp và để hiển thị các giao dịch của nhà giao dịch trên thị trường liên ngân hàng.
Cơ quan quản lý sàn forex có thể là địa phương (cơ quan công quyền có thẩm quyền) hoặc quốc tế (tổ chức tài chính độc lập). Nhiệm vụ của họ:
Trong trường hợp cơ quan quản lý đã cấp giấy phép cho nhà môi giới tại một lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể (tức là cơ quan quản lý địa phương), quyền hạn của cơ quan quản lý chỉ giới hạn ở các nhà đầu tư là cư dân của khu vực tài phán cụ thể đó. Ví dụ: nếu một nhà môi giới được cấp phép bởi FCA (Vương quốc Anh), thì cơ quan quản lý chỉ kiểm soát công việc của nhà môi giới đối với công dân của Vương quốc Anh. Các thương nhân và nhà đầu tư từ các quốc gia khác không được cơ quan quản lý này bảo vệ.
Cơ quan quản lý sàn ngoại hối hàng đầu
Cơ quan quản lý | Cấp thẩm quyền | Quốc gia |
---|---|---|
Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai của Hoa Kỳ (CFTC) | 1 | Hoa Kỳ |
Hiệp hội Hợp đồng Tương lai Quốc gia Hoa Kỳ (NFA) | 1 | Hoa Kỳ |
Cơ quan quản lý tài chính Vương quốc Anh ( FCA ) | 2 | Nước Anh |
Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc ( ASIC ) | 2 | Châu Úc |
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp ( CySEC ) | 3 | Síp |
Bộ phận Dịch vụ Tài chính Malta (MFSA) | 3 | Malta |
Ủy ban Dịch vụ Tài chính BVO (FSC BVI) | 4 | Quần đảo Virgin (Anh) |
Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế Belize ( IFSC ) | 4 | Belize |
Phòng Dịch vụ Tài chính Seychelles (SFSA) | 5 | Seychelles |
Saint Vincent và Cơ quan quản lý tài chính quần đảo Grenadines (SVG FSA) | 5 | Saint Vincent và quần đảo Grenadines |
Ủy ban thị trường vốn và tài chính Latvia (FCMC) | 5 | Latvia |
Cách kiểm tra giấy phép sàn Forex
1. Cách kiểm tra giấy phép NFA
NFA là tổ chức phi lợi nhuận trụ sở tại Chicago hoạt động dựa trên quỹ thu từ phí thành viên. Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật năm 2000, 2008, 2010 quy định tất cả các công ty tài chính trong đó bao gồm các nhà môi giới ngoại hối phải được NFA quy định để phục vụ cho thị trường Hoa Kỳ.
✅ Điều kiện để được cấp giấy phép NFA Hoa Kỳ:
- Nắm giữ ít nhất 20 triệu $ vốn hoạt động để đảm bảo thanh khoản cho các nhà giao dịch và hạn chế áp lực tài chính, phá sản.
- Các sàn Forex được NFA quy định phải giữ tiền trong các tài khoản riêng biệt và phải cung cấp báo cáo tài chính hàng tuần cho NFA trong đó bao gồm chỉ tiêu số lượng dòng tiền, số dư tài khoản khách hàng, danh sách chi tiêu và thu nhập của sàn môi giới trong tuần.
- NFA yêu cầu các nhà môi giới ngoại hối gửi báo cáo kiểm toán hàng năm, sau đó được công bố trên trang web chính thức của NFA.
- NFA bắt buộc các nhà môi giới ngoại hối phải thuê nhân viên được đào tạo và có kiến thức về tài chính.
- Chỉ các công ty môi giới ngoại hối NFA mới được phép thực hiện các dịch vụ của họ tại Hoa Kỳ và tất cả các công ty không theo quy định đều bị cấm tiếp xúc với công dân Hoa Kỳ
⚠ Điều gì xảy ra nếu sàn giao dịch Forex vi phạm các quy định của NFA ?
NFA có một quy trình chi tiết để đối phó với những trò gian lận của nhà môi giới và những bất thường về tài chính. NFA tích cực tìm kiếm các công ty bị cáo buộc có liên quan đến các sai phạm tài chính và sẽ luôn xem xét các khiếu nại của người dùng một cách nghiêm túc.
NFA rất nổi tiếng trong ngành vì đã đưa ra các hình phạt và trừng phạt nặng nề đối với các nhà môi giới lừa đảo cũng như các nhà môi giới ngoại hối có tiền sử thao túng khách hàng của họ.
✅ Cách kiểm tra giấy phép NFA
Bước 1: Truy cập trang chủ NFA
Địa chỉ web: https://www.nfa.futures.org/
Bước 2: Chọn cơ sở dữ liệu Basic, điền tên công ty vào ô tìm kiếm và ấn Enter
Tôi lấy ví dụ cho sàn Oanda, sau khi tìm kiếm bạn sẽ ra được ID NFA 0325821, bạn so sánh với thông tin website của Oanda xem trung khớp không nhé
✅ Danh sách 1 số sàn forex sở hữu giấy phép NFA:
Sàn Oanda
- Trụ sở: Úc
- Thành lập năm 1996
- ID NFA: 0325821
- Ký quỹ tối thiểu: 500$
Sàn Forex.com
- Trụ sở: Úc
- Thành lập: 1999
- ID NFA số: 0339826
- Ký quỹ tối thiểu: $250
Just2Trade
- Trụ sở: Síp
- Năm thành lập: 2015
- ID NFA số: 0430385
- Ký quỹ tối thiểu: $100
BDSwiss
- Trụ sở: Thụy Sỹ
- Năm thành lập: 2012
- ID NFA số: 0488419
- Ký quỹ tối thiểu: $100
Các nhà môi giới NFA thường yêu cầu mức vốn đầu tư ban đầu cao vì thế Trader Việt thường ít khi lựa chọn họ.
2. Cách tra cứu giấy phép FCA
FCA – Financial Conduct Authority (Cơ quan Quản lý Tài chính) là tổ chức quản lý broker tại Anh và có uy tín hàng đầu thế giới, cơ quan này thành lập vào 1/4/2013.
✅ Điều kiện để được cấp giấy phép FCA:
- Yêu cầu vốn để sở hữu được giấy phép đại lý là 730,000 bảng Anh, còn giấy phép trung gian dành cho nhà môi giới STP là 1250,000 bảng Anh
- Giấy phép nhà môi giới bị hạn chế: tối thiểu 50,000 bảng Anh. Các nhà môi giới trong trường hợp này chỉ được tiếp thị và bán sản phẩm tài chính, không được giữ tiền của khách hàng
- Nhân sự cấp cao của sàn Forex FCA quản lí phải vượt qua được các bài test của FCA và phải được FCA chấp thuận
- Tách biệt quỹ tiền gửi của nhà đầu tư và tài khoản công ty, đảm bảo công ty không dùng tiền của nhà đầu tư mang đi sử dụng vào các mục đích khác
- Broker FCA phải cung cấp báo cáo tài chính hàng tháng, năm đã được kiểm toán
✅ Hướng dẫn kiểm tra giấy phép FCA
Để kiểm tra xem sàn forex bạn dự định tham gia có sở hữu giấy phép FCA này không bạn làm theo cách sau:
- Bạn truy cập link tra cứu trên website FCA: Trang chủ
- Đánh tìm kiếm tên sàn forex
- Kiểm tra thông tin đăng kí trên CFA có trùng khớp với thông tin sàn cung cấp trên website họ hay không?

Lưu Ý: Hiện nay có rất nhiều sàn forex lừa đảo sử dụng một phần các thông tin đăng ký của các broker đã có giấy phép FCA để giả mạo. Nếu không kiểm tra kỹ lưỡng, bạn có thể sẽ bị nhầm lẫn giữa một sàn forex “chính chủ” và một sàn forex giả mạo với thông tin khá tương tự nhau.
✅ Danh sách sàn Forex uy tín FCA quản lí:
Exness
XTB
Oanda
3. Cách tra cứu giấy phép ASIC
ASIC – Australian Securities & Investments Commission (Uỷ ban Chứng khoán & Đầu tư Úc) cũng là một trong các giấy phép uy tín hàng đầu trong ngành nhờ vào cơ chế kiểm soát chặt chẽ các broker forex đang hoạt động dưới sự quản lý của họ và chương trình bảo hiểm giúp bảo vệ quỹ của các nhà giao dịch/nhà đầu tư.
✅ Điều kiện để được cấp giấy phép ASIC
Các nhà môi giới ngoại hối theo quy định của ASIC được yêu cầu phải nắm giữ ít nhất 1 triệu đô la vốn hoạt động.
Các nhà môi giới ngoại hối Úc phải làm việc với các ngân hàng cấp 1 để giữ tiền của khách hàng của họ trong một tài khoản riêng biệt, tài khoản này không được nhà môi giới sử dụng cho bất kỳ mục đích kinh doanh nào.
ASIC cũng có một chương trình bồi thường cho nhà đầu tư để đảm bảo rằng các khoản tiền của khách hàng được bảo vệ trong trường hợp nhà môi giới mất khả năng thanh toán.
✅ Hướng dẫn kiểm tra giấy phép ASIC
- Bước 1: Truy cập link tra cứu trên website ASIC: TRANG CHỦ ASIC

- Bước 2: Chọn phần Search Within là “Organisation & Business Names” và sau đó nhập tên sàn Forex cần tra cứu vào ô như bên dưới, ấn nút “Go”
- Bước 3: Chọn tên doanh nghiệp tương ứng với tên sàn Forex sử dụng trên website của họ để xem thông tin đăng ký.
- Bước 4: Kiểm tra thông tin đăng ký trên ASIC có trùng khớp mà sàn Forex thể hiện trên website của họ không.
4. Kiểm tra giấy phép CySEC
Giấy phép CySEC cũng là một trong các giấy phép phổ biến trong ngành. Đa phần các sàn Forex ở Việt Nam sở hữu loại giấy phép này vì bộ quy định của CySEC cho phép broker cung cấp mức đòn bẩy cao hơn cho khách hàng của mình so với FCA và ASIC.
✅ Điều kiện để được cấp giấy phép CySEC
- Các nhà môi giới ngoại hối của CySEC phải duy trì ít nhất 750.000 € vốn hoạt động
- Tất cả các công ty thành viên của CySEC phải lưu giữ các báo cáo tài chính thường xuyên và nộp cho CySEC để xem xét định kỳ. Các báo cáo kiểm toán năm được thực hiện chứng nhận thông qua các kiểm toán viên độc lập.
- Vốn của nhà giao dịch được giữ trong các ngân hàng cấp 1 và cấp 1 ở Châu Âu trong các tài khoản riêng biệt. Không được trộn lẫn một phần vốn giao dịch nào với vốn hoạt động của nhà môi giới, điều này càng làm tăng tính minh bạch của hoạt động.
- Các nhà môi giới forex của Síp bảo vệ các nhà giao dịch của họ khi nhà môi giới mất khả năng thanh toán hoặc phá sản bằng cách cung cấp sự bảo vệ theo ICF (Quỹ Bồi thường Nhà đầu tư). ICF bồi thường cho khách hàng lên đến € 20.000 nếu một nhà môi giới bị vỡ nợ, do đó, giúp khách hàng bảo vệ một phần đáng kể vốn giao dịch của họ.
✅ Hướng dẫn kiểm tra giấy phép CySEC
- Bước 1: Truy cập link tra cứu trên website CySEC
- Bước 2:Nhập tên sàn Forex cần tra cứu vào ô như bên dưới, ấn nút “Tìm kiếm”
- Bước 3: Kiểm tra thông tin đăng ký trên CYSEC có trùng khớp mà sàn Forex thể hiện trên website của họ không.
5. Tra cứu giấy phép IFSC
Tổ chức IFSC (International Financial Services Commission) thuộc nước Belize. Một số sàn forex tại Việt Nam đang sở hữu giấy phép này gồm: XM, FXTM, Alpari, JustForex.
Cách kiểm tra giấy phép IFSC của sàn forex:
- Bước 1: Truy cập link tra cứu trên website IFSC

- Bước 2:Nhập tên sàn Forex cần tra cứu vào ô như bên dưới, ấn nút “Submit”
- Bước 3: Kiểm tra thông tin đăng ký trên IFSC có trùng khớp mà sàn Forex thể hiện trên website của họ không.
Sàn exness dạo này còn uy tín k a