RSI là gì ? 3 tuyệt chiêu giao dịch RSI phân kì

img
16 Tháng Sáu, 2021
img

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là một trong những chỉ báo kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất khi trade coin, trade forex, chỉ báo này được sử dụng để đo tốc độ cũng như sự thay đổi của ác chuyển động giá.

Vậy RSI là gìcách sử dụng RSI trong forex như thế nào?

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Chỉ báo RSI là gì?

Chỉ số sức mạnh tương đối (Relative Strength Index) hay còn gọi là RSI được phát triển bởi J. Welles Wilder vào năm 1978. Chỉ báo này giúp xác định các mức quá mua/quá bán của thị trường thông qua hai mức giá trị 70 và 30.

Cách cài đặt chỉ số RSI

Để thêm chỉ báo RSI trên MT4/MT5, các bạn nhấn: ” Thêm/ Các công cụ hỗ trợ/RSI”:

thiết lập chỉ báo RSI trong MT4

Thêm chỉ báo này trên Tradingview các bạn kích vào: Các chỉ báo&Chiến lược/ Tại ô tìm kiếm đánh chữ ” Chỉ số Sức mạnh tương đối”

Nên cài đặt giá trị RSI bao nhiêu?

Tham số mặc định của RSI là 14 chu kì, bạn có thể thay đổi tham số này, thông thường, nếu bạn trade ngắn hạn dưới khung H4, bạn hãy sửa nó làm 9 chu kì, nếu bạn giao dịch khung TF trên H4, hãy sửa nó là 20-25.

cài đặt chỉ số RSI

RSI có tính chất gì

Giống như các chỉ báo đo động lượng khác, chỉ số RSI được dùng để đo tình trạng quá mua hay quá bán của thị trường.

Giá trị RSI nằm trong khung với mức độ từ 1 đến 100.

  • Nếu RSI nằm dưới 30 là tình trạng quá bán
  • Nếu RSI nằm trên 70 là tình trạng quá mua.
tính chất quá bán quá mua của chỉ số RSI

Cách giao dịch với RSI hiệu quả

RSI là chỉ báo đo động lượng của thị trường, bạn có thể sử dụng RSI để phục vụ hỗ trợ vào lệnh mua bán trong trade forex, trade coin và giao dịch chứng khoán.

Tôi sẽ điểm qua 3 cách sử dụng RSI phổ biến nhất dưới đây:

Cách sử dụng RSI để xác định xu hướng

RSI là một công cụ rất phổ biến bởi vì nó có thể được sử dụng để xác nhận lại xu hướng.

Nếu bạn cho rằng xu hướng thị trường đang hình thành, hãy xem xét RSI nằm trên hay dưới mốc giá trị 50.

  • Nếu xu hướng tăng, hãy chắc rằng RSI phải có giá trị trên 50.
  • Nếu xu hướng giảm, RSI phải có giá trị nhỏ hơn 50
cách sử dụng RSI để xác định xu hướng thị trường forex

Xem ví dụ trên, chúng ta có thể thấy một xu hướng giảm đang hình thành. Để tránh dấu hiệu sai, bạn hãy đợi RSI giảm xuống dưới mức 50 nhằm xác nhận. RSI dưới 50 là dấu hiệu xác nhận tốt rằng một xu hướng giảm đã hình thành.

Trên thực tế thì cách sử dụng mốc 50 này của RSI khá khó, vì thị trường cắt qua cắt lại điểm 50 này liên tục, nên rất khó giao dịch với phương pháp này.

Bạn chỉ nên sử dụng tính chất này của RSI để xác nhận lại xu hướng của thị trường, không nên sử dụng để giao dịch.

Cách giao dịch với RSI nhờ tính chất quá mua/quá bán ( overbought/oversold)

Giống như các chỉ báo đo dao động khác, chỉ số RSI giúp nhận diện được vùng giá quá mua( mua quá nhiều) hoặc quá bán (bán quá nhiều) của thị trường.

Đối với RSI, bạn cần để ý tới hai mốc giá 70 và 30.

  • RSI tăng trên 70, thị trường đang quá mua( mua quá nhiều) và có thể điều chỉnh giảm. Khi đó chúng ta có thể chốt lời cho các lệnh mua, hoặc bán xuống nếu có các tín hiệu mẫu mô hình nến đảo chiều
  • RSI giảm xuống dưới 30, thị trường bán quá nhiều, khi đó giá có thể hồi phục tăng trở lại. Khi đó chúng ta có thể chốt lời cho lệnh sell từ trước của chúng ta và tìm kiếm cơ hội mua khi thị trường có thêm các tín hiệu đảo chiều của nến
RSI quá mua quá bán

Cách giao dịch với RSI phân kì

Tính chất phân kì của RSI được trade sử dụng khá nhiều, thích hợp cho những trader theo phong cách giao dịch Scalping theo khung thời gian ngắn như H1, 30 phút

Có hai loại phân kì là phân kì đảo chiều và phân kì tiếp diễn.

Phân kì đảo chiều

Phân kỳ giá tăng (bull divergence) được hình hành khi Giá tạo đáy thấp hơn nhưng RSI tạo đáy cao hơn. Hoặc Giá tạo đáy bằng nhau, RSI tạo đáy cao hơn. Khi đó giá sẽ có xu hướng tăng trở lại

Xác định phân kỳ giá tăng với RSI

Phân kỳ giá giảm hình hành khi Giá tạo đỉnh cao hơn nhưng RSI tạo đỉnh thấp hơn. Hoặc Giá tạo đỉnh bằng nhau, R S I tạo đỉnh thấp hơn. Khi đó giá sẽ có xu hướng giảm.

xác định phân kỳ giá giảm với RSI phân kì

Một ví dụ khác cho phân kì đảo chiều giảm:

ví dụ về RSI phân kì

Trong trường hợp này, chúng ta phải thừa nhận 1 điều, rằng đôi lúc mặc dù thị trường xảy ra phân kì nhưng khi chúng ta vào lệnh vẫn bị dừng lỗ, mọi phương pháp đều tương đối phải không nào.

Phân kì tiếp diễn

Dạng phân kì này hiếm xảy ra, và cũng khá ít trader lưu ý tới mặc dù nó giúp bạn giao dịch thuận xu hướng, khá an toàn, nó có tên gọi khác là phân kì âm

Để sử dụng được dạng phân kì tiếp diễn này, các bạn phải lưu ý là xu hướng thị trường phải được xác nhận rõ là xu hướng tăng hay giảm rồi nhé.

xác định Phân kì âm với RSI

Chúng ta cũng có phân kì âm cho xu hướng tăng:

xác định Phân kì âm với RSI

Cách sử dụng RSI để xác định phân kì âm, từ đó bạn có thể giao dịch thuận chiều với xu hướng chính trước đó của thị trường.

Kết luận

Như vậy tôi vừa hướng dẫn các bạn RSI là gì cũng như cách sử dụng RSI trong trade forex như thế nào để hiệu quả nhất. Các bạn lưu ý mọi chỉ báo đều có độ trễ, vì thế nên kết hợp thêm các yếu tố khác để vào lệnh được sớm hơn.

Chúc các bạn giao dịch thành công!

Tham gia nhóm hỗ trợ và các Sàn giao dịch uy tín nhất với ưu đãi độc quyền cùng Hoaibacfx
16 Tháng Sáu, 2021
0