Risk Reward Ratio (Tỷ lệ lời lỗ) là gì ? Tối ưu Risk Reward trong giao dịch Forex

img
17 Tháng Sáu, 2021
img

Risk Reward Ratio là yếu tố không thể thiếu trong hệ thống giao dịch của bất kỳ một trader chuyên nghiệp nào. Tuy nhiên Risk Reward Ratio không nhận được quan tâm đúng mức từ những người mới giao dịch. Vậy Risk Reward Ratio là gì và tại sao nó lại quan trọng như thế? Cách tính Risk Reward Ratio là gì? Có cách nào tăng Risk Reward Ratio không?

Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài học ngày hôm nay, hãy cùng bắt đầu nhé!

1. Risk Reward Ratio là gì?

Risk là rủi ro, Reward là phần thưởng, Ratio là tỷ lệ => Trong giao dịch Forex, Risk Reward Ratio (viết tắt RRR) có nghĩa là tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận. Các trader thường gọi tắt nó là tỷ lệ RR.

Với tỷ lệ này, trader có thể xem xét được lợi nhuận dự kiến của một giao dịch so với rủi ro thua lỗ có thể xảy ra với lệnh đó. Nói cách cách dễ hiểu, họ tính toán được nếu thắng họ được bao nhiêu tiền, thua thì họ mất bao nhiêu tiền, dựa vào đó để họ xem xét có nên thực hiện giao dịch lệnh đó hay không

2. Cách tính Risk Reward Ratio

Cách tính Risk Reward rất đơn giản.

Risk Reward Ratio = Stop loss / Take profit

Bạn hãy xem ví dụ cặp GBPSGD dưới đây:

Hình 1: Risk Rewad cho cặp GBPSGD

Sau khi giá tiếp cận biên trên kênh giá, xuất hiện mô hình nến đảo chiều Doji+ cây nến xác nhận, các bạn quyết định mở lệnh SELL, và điểm chốt lời kì vọng khi đó sẽ là cạnh còn lại của kênh giá, điểm cắt lỗ đặt theo mô hình nến .

Chúng ta tính được tỷ lệ RR trong trường hợp này là 142/ 392 = 2.63, tức là nếu lệnh thua ta mất 1, lệnh thắng ta được 2.63 phần

3. Tại sao Risk Reward lại quan trọng?

Để thấy tỷ lệ Risk Reward quan trọng như thế nào , chúng ta sẽ có hai bảng so sánh giữa 2 hệ thống giao dịch

Giả sử có 2 hệ thống giao dịch. Với quản lý vốn giống nhau ở mức 1% tài sản cho mỗi lệnh thua. Giả sử 1 tháng họ cùng giao dịch 10 lệnh

  Hệ thống A Hệ thống B
Winrate( tỷ lệ thắng) 40% 60%
Risk Reward 1/3 1/1
Tính lợi nhuận 4 thắng*3%-6 thua*1% 6 thắng*1%-4 thua*1%
Lợi nhuận 1 tháng = 6% =2%
Bảng 1: So sánh lợi nhuận 2 hệ thống có Risk reward khác nhau

So sánh 2 hệ thống giao dịch trên bạn cũng có thể thấy được hệ thống A có winrate thấp hơn hệ thống B (40% so với 60%), nhưng với Risk Reward tốt hơn (1:3 so với 1:1), hệ thống A vẫn tạo ra lợi nhuận tốt hơn hệ thống B.

Vì vậy với winrate không đổi, nếu bạn có thể nâng cao tỷ lệ Risk Reward của hệ thống giao dịch, bạn có thể dành được nhiều lợi nhuận hơn.

Thị trường forex là một trò chơi của xác suất, tỷ lệ khi chúng ta Buy/Sell là 50/50, chỉ cần gia tăng khoản lợi nhuận mỗi khi chúng ta thắng cao hơn mỗi lần thua, tổng kết lại các bạn vẫn có lợi nhuận

4. Risk Reward của trader chuyên nghiệp là bao nhiêu?

tỷ lệ risk reward nên là bao nhiêu
Tỷ lệ Risk Reward nên là bao nhiêu?

Đối với một trader chuyên nghiệp, tỷ lệ RR đóng vai trò vô cùng lớn. RR giúp trader chuyên nghiệp quản lý rủi ro của mình một cách khoa học nhất và có lợi ích về dài hạn.

Tại sao lại dài hạn? Vậy trong ngắn hạn?

Phân tích kỹ thuật là cuộc chơi của xác suất. Việc của chúng ta là tìm các điểm lợi thế sao cho xác suất lớn hơn nghiêng về mình.

Nếu bạn vừa chốt non lệnh Buy khi còn cách điểm TP rất xa, sau khi chốt bạn thấy giá quay đầu, bạn cho rằng bạn đã làm việc đúng đắn phải không? Tôi không nghĩ vậy! Lệnh mà bạn chốt lãi non đang mang sau mình một rủi ro lớn hơn số lãi bạn vừa chốt gấp nhiều lần.

Nếu bạn đã đặt SL, TP cho lệnh của mình nhưng thường xuyên phải chốt sớm, thì việc của bạn là điều chỉnh lại hệ thống giao dịch của mình.

Nếu giá sắp chạm đến SL mà bạn muốn dời SL, hãy xem qua bài viết về Cách dời điểm Stoploss tại đây, bạn sẽ tìm thấy thủ thuật đó

Nếu giá chưa chạm TP nhưng bạn muốn chốt non, hãy điều chỉnh hệ thống cho điểm TP gần lại đến vị trí mà bạn sẵn sàng nuôi đến.

Thực sự không có các thống kê chính thống nào về tỷ lệ Risk Reward của các trader chuyên nghiệp. Nhưng có một điều tôi quan sát được, các trader kiếm được lợi nhuận lâu dài và ổn định trên thị trường thường có Risk Reward tối thiểu 1:1, trong đó thông thường trong khoảng 1:1.5 là đảm bảo nhất

Bạn hãy mở lịch sử giao dịch của mình xem tỷ lệ Risk Reward của mình khoảng bao nhiêu? Nếu tỷ lệ Risk Reward của bạn dưới 1:1, tôi nghĩ bạn nên tìm cách tăng nó lên.

Vậy làm cách nào có thể tăng tỷ lệ Risk Reward của hệ thống giao dịch?

5. Cách tăng tỷ lệ RR trong giao dịch Forex?

5.1.Kỷ luật với việc chốt lời và chốt lỗ

Dường như đây là điều vô cùng khó khăn cho các trader. Việc bạn có tuân thủ nghiêm ngặt Stop Loss hay Take Profit hay không nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ phương pháp giao dịch, tâm lí giao dịch, khung thời gian giao dịch cho đến nguồn vốn chủ của bạn, hay như khối lượng bạn giao dịch….

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng gặp tình trạng, giá quay đầu chạy ngược xu hướng gần quét SL , chúng ta chán nản và cắt tay, và kết quả, lệnh đảo chiều theo đúng xu hướng trước đó chúng ta phân tích. Hay một trường hợp khác nhau lệnh có lời 1 phần, giá quay đảo chiều làm lợi nhuận giảm xuống, và kết quả chúng ta cắt tay chốt non, và cảm giác rằng mình làm đúng. Hay một cảm giác khác mà trader hay gặp nhất, kể cả khi bạn đã có chiến lược giao dịch hoạt động tốt, bạn cũng đã lựa chọn những lệnh tuân thủ tỷ lệ RR tối thiểu để vào lệnh. Nhưng đến khi vào lệnh xong bạn lại … ngứa tay chốt sớm.

Thực tế không một ai có thể dạy bạn kỷ luật, điều này các bạn chỉ có thể trau dồi cho mình tinh thần thép mà thôi.

5.2. Chỉ vào lệnh khi Risk Reward lớn hơn 1:1

Đây là cách mà tôi hay làm nhất, tôi thường ưu tiên chọn những signal đủ thỏa mãn tỷ lệ RR 1:1.5 trở lên, và bỏ qua các cơ hội  Risk Reward thấp hơn 1:1.

Nhiều người sẵn sàng bỏ qua các signal có tỷ lệ RR 1:1, nhưng thực tế bạn đã bỏ qua rất nhiều cơ hội. Có quá nhiều mô hình giá mà tỷ lệ chốt lời của chúng ta chỉ tương đương với phần cắt lỗ, tức là RR chỉ đủ 1:1. Ví dụ như mô hình hộp chữ nhật này vậy:

Risk Reward cho hình hôp chữ nhật

Vậy làm cách nào để chúng ta tăng tỷ lệ RR với các set up mô hình giá như thế ?

5.3.Tối ưu chiến lược giao dịch

Thực tế từng bai học tôi đều có nhắc tới phần tối ưu điểm vào lệnh như thế nào, điểm cắt lỗ như thế nào cho các bạn rồi. Tỷ lệ Risk/Reward liên quan tới việc chúng ta vào lệnh ở đâu, cắt lỗ và chốt lời như thế nào. Vì vậy, để tối ưu tỷ lệ RR, chúng ta phải tối ưu điểm vào lệnh, tối ưu điểm Stoploss, tối ưu điểm TP

Ở đây tôi sẽ lấy ví dụ cho trường hợp kháng cự hỗ trợ.

Tối ưu điểm Stoploss

Theo khái niệm đơn thuần, bạn sẽ BUY ở hỗ trợ, Stop loss dưới hỗ trợ 1 đoạn, Take profit ở kháng cự gần nhất.Vậy ” 1 đoạn” ở đây là bao xa? Rất nhiều chuyên gia chỉ biết nói mấy thứ chung chung như vậy.

Hãy xem ví dụ sau để cùng biết cách tối ưu điểm vào lệnh:

risk reward theo chiến lược cũ
Hình 5.1: Tỷ lệ Risk Reward theo lý thuyết thông thường

Theo cách thông thường này RR chỉ đạt 1:1.5, như thế cũng đủ thỏa mãn lệnh của chúng ta, nhưng thay vì đặt SL quá xa như kia, tại sao không dời nó về theo mô hình nến Engufing giảm giá để tối ưu hơn, khi đó chúng ta đã có tỷ lệ RR 1:2.5 mà vẫn đảm bảo an toàn cho lệnh:

tối ưu risk reward
Hình 5.2: Tối ưu điểm Stoploss gia tăng tỷ lệ RR

Tối ưu điểm vào lệnh

Một phương pháp tối ưu lệnh mình hay dùng đó là về cách khung TF bé hơn để tối ưu điểm vào, cách này mình hay sử dụng khi giao dịch bằng Supply Demand. Cùng một mức Stoploss và Take Profit, rõ ràng nếu bạn mua được mức giá thấp hơn( hoặc bán được mức giá cao hơn) thì bạn sẽ lãi hơn, điều đó đồng nghĩa với việc tỷ lệ RR cao hơn:

Ví dụ cặp XAUUSD dưới đây trên khung D1, chúng ta có lệnh buy limit tại vùng giá 1277.8 theo Demandzone, Stoploss 1266, TP 1300. Tỷ lệ RR: 1: 2.13

Tối ưu điểm vào lệnh tăng tỷ lệ RR
Hình 5.4: Tỷ lệ RR cho khung TF D1

Để nâng mức RR cao hơn, chúng ta có thể về khung TF nhỏ hơn, tôi lấy ví dụ khung H4, để buy tại zone của H4 nằm thuộc trong Demand của D1:

Tối ưu điểm vào lệnh tăng tỷ lệ RR cho H4
Hình 5.5: Tối ưu điểm vào lệnh tăng tỷ lệ RR bằng cách giao dịch khung H4

Có thể thấy, chúng ta có thể mua được mức giá 1271, nhỏ hơn khung D1, mã vẫn đảm bảo an toàn, trong khi đó Stoploss cũng ngắn đi.

6. KẾT LUẬN

Tỷ lệ lời lỗ – Làm sao vận dụng Tỷ lệ lời lỗ để kiếm lợi nhuận trong dài hạn? Thực tế để làm được điều này các bạn phải có cả một quá trình trau dồi học hỏi chứ không chỉ đơn giản là việc tìm điểm SL, điểm entry và đặt Take profit ở một mức “xa vời” vô căn cứ và coi đó là 1 tỷ lệ RR cao được.

Mình sẽ không khuyên anh em chọn 1 tỷ lệ lời lỗ nào đó, vì không có tỷ lệ nào là tối ưu cả. Nếu anh em có 1 winrate cao thì chỉ cần chọn Tỷ lệ lời lỗ thấp là đủ, và ngược lại.

Tham gia nhóm hỗ trợ và các Sàn giao dịch uy tín nhất với ưu đãi độc quyền cùng Hoaibacfx
17 Tháng Sáu, 2021
0