Phân tích đa khung thời gian bằng Price action

img
17 Tháng Sáu, 2021
img

Phân tích đa khung thời gian là gì?

Tại sao phải phân tích đa khung thời gian?

Nên sử dụng khung thời gian nào để phân tích đa khung?

Phân tích đa khung thời gian như thế nào?

Đây là 3 vấn đề chính chúng ta bàn đến ở bài viết này. Phần kiến thức này nó hơi nâng cao một chút nên các bạn chịu khó xem ví dụ nhiều nhé

Phân tích đa khung thời gian là gì?

Phân tích Đa Khung Thời Gian là kỹ thuật phân tích cùng lúc nhiều khung thời gian của cùng một mã trước khi tiến hành giao dịch. Loại hình phân tích này kết hợp tốt nhất với phương pháp tiếp cận từ trên xuống, ví dụ bắt đầu từ các khung thời gian lớn và đi xuống dần, thông qua một vài khung nhỏ hơn, cho tới khung thời gian có thể vào lệnh.Các khung thời gian thường khác nhau nhiều lần về độ lớn thời gian.

Tại sao phải phân tích đa khung thời gian?

Như bạn đã biết, khung thời gian càng dài thì tín hiệu càng đáng tin cậy. Khi bạn đi sâu vào các khung thời gian thấp hơn, các biểu đồ trở nên nhiễu hơn.

Phân tích đa khung thời gian giúp bạn xác định được xu hướng chính của thị trường, tạo cơ sở để các lệnh giao dịch trên khung thời gian nhỏ hơn của bạn có tỷ lệ chiến thắng cao hơn, tránh việc đi ngược lại xu hướng chính và giảm thiểu độ nhiễu.

Một tác dụng khác của phân tích đa khung, đó là giúp các bạn tối ưu hóa điểm vào lệnh. Tôi sẽ nói vấn đề này ở phần sau bài viết này

Nên giao dịch khung thời gian nào để phân tích đa khung?

Thông thường các trader thường sử dụng từ 3 đến 4 khung thời gian để phân tích, cá nhân tôi khuyên bạn chỉ cần sử dụng 3 khung thời gian nếu các bạn giao dịch dài hạn, và 2 khung nếu bạn giao dịch scalping. Tất nhiên ứng dụng 3 khung TF lúc nào cũng tốt hơn 2 khung, những với những bạn đánh calping, thì điều này không quá cần thiết.

Vậy nên giao dịch khung thời gian nào để phân tích đa khung?

Điều này phụ thuộc vào khung thời gian bạn dự định là khung nào.

Cùng xem một số ví dụ về việc giao dịch đa khung thời gian:

  • Nếu bạn là một Position trader , bạn thường tập trung vào biểu đồ tuần(W1) để giao dịch, bạn có thể sử dụng biểu đồ tháng (MN) xác định xu hướng chính và biểu đồ ngày (D1) để tìm điểm vào lệnh.
  • Nếu bạn là Swing trader ,bạn thường tập trung vào biểu đồ ngày (D1) để giao dịch, bạn có thể sử dụng biểu đồ tuần (W1) xác định xu hướng chính và biểu đồ H4 để tìm điểm vào lệnh.
  • Nếu bạn là Day trader ,bạn có thể giao dịch với khung 15 phút, 30 phút, bạn có thể sử dụng biểu đồ D1 xác định xu hướng, và biểu đồ 5p để tìm điểm vào lệnh

Nghe thì có vẻ đơn giản đúng không nào, nhưng để có thể vận dụng được cả 3 khung thời gian này vào giao dịch, bạn phải có kinh nghiệm thực chiến kha khá rồi đó. Không phải lúc nào xu hướng của 3 khung thời gian bạn phân tích cũng cùng chiều với nhau. Sẽ có nhiều trường hợp, tôi ví dụ bạn dùng 3 khung MN1-W1-D1 đi, MN1 cho tăng, W1 cho giảm, D1 lại cho tăng, bạn cảm thấy rắc rối và không biết xử lí như thế nào.

Cùng xem một vài ví dụ dưới đây :

Cặp tiền EURNZD này trên khung TF H4, đang là xu hướng giảm, tiếp cận đường trendline xuất hiện nến doji hỗ trợ giảm giá. Nếu như các bạn quyết định SELL tại đây, hay xem điều gì xảy ra:

Đường xu hướng bị phá dễ dàng và giá tăng mạnh, lệnh chúng ta đã SL. Vậy tại sao lại như thế?

Hãy cùng xem khung thời gian cao hơn:

Khung D1 rõ ràng EURNZD đang nằm trong xu hướng tăng, việc bạn sell theo H4 đi ngược xu hướng khung D1 vì thế lệnh bạn bị SL không có gì lạ cả

Ví dụ này là sự khác biệt giữ người sử dụng 1 khung TF phân tích và người dùng 2 khung TF trở lên.

Cùng theo dõi ví dụ khác:

Nếu bạn là 1 người giao dịch scalping theo 15p, thì việc bạn cần làm là quan sát tối thiểu khung H4 để xem xu thế chính nó là gì, giả sử cặp EURUSD này, xu hướng chính H4 là tăng:

Việc bạn cần làm là tìm điểm mua cho tất cả khung thời gian dưới H4, để thuận chiều với H4:

Quan sát khung H1 thị trường tiếp cận trendline H4 tạo tín hiệu doji và cộng thêm Stochatich vượt khỏi quá bán. Nếu bạn quyết định mua theo tín hiệu này, bạn sẽ đạt kết quả khá tốt:

Phần thưởng của bạn là 400 pip. Quá tuyệt với cho một signal khung H4

Có cần thiết dùng tới 3 màn hình để phân tích đa khung thời gian?

Không nhất thiết, các bạn không cần quá màu mè và khoa trương như vậy. Việc phân tích đa khung các bạn là để xác định xu hướng, vì thế sau khi phân tích xong các bạn có thể mở về khung màn hình chính mình giao dịch. Nhìn nhiều màn hình 1 lúc chỉ khiến bạn thêm rối đầu thêm thôi, mặc dù người ngoài nhìn vào thì cũng có vẻ chuyên nghiệp đấy.

Nếu bạn cần hiện 3 màn hình một lúc, tradingview cũng hỗ trợ bạn tính năng đó, từ bản Pro+ trở lên.

Đăng kí tài khoản tradingview và nhận 30$ free tại đây.

Tham gia nhóm hỗ trợ và các Sàn giao dịch uy tín nhất với ưu đãi độc quyền cùng Hoaibacfx
17 Tháng Sáu, 2021
0