Phân tích cơ bản là gì?

img
17 Tháng Sáu, 2021
img

Phân tích cơ bản là gì? Phân tích kỹ thuật là gì? Luôn luôn có những tranh luận về việc loại phân tích nào quan trọng hơn, loại phân tích nào dễ sử dụng hơn, hiệu quả hơn. Để làm rõ cho những câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từng trường phái phân tích một.

Phân tích cơ bản là gì?

Phân tích cơ bản là cách giao dịch dựa vào việc phân tích nền kinh tế, xã hội và chính trị nhằm nhận biết những tác động đến cung cầu của loại tiền tệ, hàng hóa nào đó. Nghĩ đến thì có vẻ phức tạp nhưng thực chất chỉ là việc xác định cung và cầu mà thôi.

Sử dụng cung và cầu như một chỉ báo về hướng đi của giá là việc cơ bản. Cái khó ở đây là việc phân tích các nguyên nhân tác động đến cung và cầu. Có nghĩa là bạn phải lưu tâm đến nhiều nguyên nhân khác nhau để xác định xem nền kinh tế sẽ tăng trưởng hay thụt lùi

Nói nôm na dễ hiểu hơn thì đây là loại phân tích dựa trên dữ liệu kinh tế và các sự kiện tin tức. Khi trader xây dựng chiến lược, người đó sẽ xem xét động thái của các chỉ báo kinh tế như lạm phát, lãi suất, doanh số bán lẻ, dữ liệu việc làm….sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia như thế nào, từ đó xác định tác động của nó lên cung cầu đồng tiền của quốc gia này. Bạn sẽ tìm thấy tất cả các công bố dữ liệu quan trọng trong lịch sự kiện kinh tế.

Bạn có thể theo dõi các tin tức sự kiện kinh tế mới nhất tại đây:https://www.forexfactory.com/calendar

Nếu như phân tích kỹ thuật là đi phân tích sự thay đổi của giá cả, thì phân tích cơ bản lại xoáy sâu vào tìm hiểu ” nguyên nhân ” dẫn đến sự thay đổi giá cả đó.

Yếu tố chính của phân tích cơ bản

Sự kiện tin tức sẽ bao gồm các thông báo của thống đốc ngân hàng trung ương; thảo luận về các vấn đề liên quốc gia, ví dụ như Brexit; thay thế các thành viên trong chính phủ. Một số tin tức có thể được dự đoán trước, những trường hợp khác thì không thể – khi đó, trader phải thích ứng với tình hình mới.

Một thách thức trong phân tích cơ bản là học cách lý giải những thay đổi trong dữ liệu kinh tế và bài phát biểu của chính quyền.

Tôi sẽ giải thích cho bạn chi tiết hơn về các thay đổi trong dữ liệu kinh tế ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại tệ trong bài học tiếp theo. Hãy nhớ kỹ quy tắc logic quan trọng: Một đồng nội tệ sẽ tăng giá nếu dữ liệu kinh tế của quốc gia đó cải thiện và đúng với kỳ vọng. Khi bạn giao dịch các cặp tiền với hai loại tiền tệ trong đó, bạn sử dụng phân tích cơ bản để so sánh các nền kinh tế của các quốc gia này. Bên nào mạnh hơn, tiền tệ đó sẽ tăng giá so với cái còn lại.

phân tích cơ bản
Nền kinh tế quyết định sức mạnh của nội tệ

Có hàng ngàn yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, nhiều đến mức bạn có thể thấy chóng mặt khi phân tích tất cả chúng cùng một lúc. Ở đây, tôi sẽ chỉ thu hẹp danh sách này xuống một vài yếu tố chính (chúng được mệnh danh là “kẻ dẫn dắt thị trường”). Để đơn giản, tôi quyết định chia tất cả chúng thành bốn nhóm:

Các chỉ số kinh tế

Các chỉ số kinh tế là các mẩu thông tin về kinh tế và dữ liệu tài chính được công bố bởi các cơ quan tư nhân và chính phủ. Những thống kê này giúp chúng ta theo dõi các diễn biến của thị trường và phản ứng lại với những thay đổi nhỏ nhất. Để phản ứng phù hợp với các tin tức kinh tế được công bố, bạn cần hiểu về mối quan hệ giữa các báo cáo thống kê và tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ. Bây giờ tôi sẽ giới thiệu các chỉ tiêu kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất và tác động rõ ràng đến giá cả của các loại tiền tệ.

phân tích cơ bản và các chỉ số kinh tế
Tác động của các chỉ số kinh tế tới tiền tệ

Các chỉ báo đầu ra: GDP, sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ. Bất kỳ sự gia tăng nào trong dữ liệu được công bố sẽ cho chúng ta biết rằng kinh tế đang tăng trưởng. Nếu các bản tin phát ra mạnh, hãy tìm kiếm sự đánh giá cao giá trị tiền tệ.

Các chỉ báo tâm lý thị trường: tâm lý sản xuất và tâm lý tiêu dùng. Nhóm chỉ số này như là thước đo tâm lý của người tiêu dùng hoặc nhà đầu tư. Họ càng chi tiêu/đầu tư càng nhiều, thì nền kinh tế và đồng tiền của quốc gia càng mạnh.

Các chỉ báo lao động: tỷ lệ thất nghiệp, bảng lương, các thay đổi việc làm/thất nghiệp, số đơn thất nghiệp. Số lượng có việc làm càng cao, càng tốt cho đồng tiền của quốc gia (ngược lại với tỷ lệ thất nghiệp).   

Các chỉ số nhà ở: số phê duyệt /Giấy phép/Chấp thuận xây dựng, số căn nhà bắt đầu xây dựng; doanh số bán nhà mới, doanh số bán nhà sẵn có và doanh số nhà chờ bán. Nếu có một dấu hiệu gia tăng các hoạt động kinh tế trong thị trường nhà ở, điều đó có nghĩa là nền kinh tế quốc gia đang khỏe. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tỷ giá đồng tiền của quốc gia tăng lên.

Lạm phát: CPI, PPI, WPI, RPI. Lạm phát cao hơn có tác động tiêu cực đối với đồng tiền của quốc gia, trong khi lạm phát thấp hơn có tác động tích cực.Tuy nhiên trong ngắn hạn, CPI và những chỉ số lạm phát khác có thể có một tác động ngược lại lên tiền tệ. Có sự tăng mạnh trong tỷ lệ lạm phát có thể đẩy ngân hàng Trung ương tăng lãi suất của nó. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ giá hối đoái của đồng tiền quốc gia này tăng lên.

Cán cân thương mại: tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia trừ đi tổng giá trị nhập khẩu; >0 có nghĩa là thặng dư, <0 có nghĩa là thâm hụt. Khi một quốc gia có cán cân thương mại thặng dư, nhu cầu về tiền từ những đối tác mua ở nước ngoài tăng lên, vì vậy đồng tiền của quốc gia đó được định giá cao lên. Ngược lại, một sự thâm hụt trong cán cân thương mại dẫn đến sự mất giá đồng tiền quốc gia đó.

Cán cân tài khoản vãng lai: cán cân giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ, trả lãi và lợi nhuận giữa những người cư trú trong một quốc gia và đối tác ở nước ngoài; >0 có nghĩa là thặng dư, <0 có nghĩa là thâm hụt. Thâm hụt có nghĩa là đất nước đó đã chi tiêu nhiều hơn số tiền thu được, và điều đó có nghĩa là nó đang vay vốn từ nước ngoài để giảm mức thâm hụt. Tác động lên đồng tiền của quốc gia đó mang nghĩa tiêu cực. Thặng dư, ngược lại, có tác động tích cực lên đồng tiền của quốc gia.

Chính sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương

Lãi suất. Tất cả các ngân hàng Trung ương thiết lập mức lãi suất chính sách chính, hay lãi suất tái cấp vốn của họ. Có hai loại chính sách tiền tệ: nới lỏng (giảm lãi suất trong trường hợp nền kinh tế quốc gia cần thúc đẩy; tác động lên đồng tiền của quốc gia đó là tiêu cực) và chính sách thắt chặt (tăng lãi suất để giảm tỷ lệ lạm phát; tác động của nó lên đồng tiền của quốc gia là tích cực).

Trái phiếu. Thỉnh thoảng các Ngân hàng Trung ương mua vào khối lượng lớn trái phiếu chính phủ nhằm tăng khối lượng tiền trong lưu thông; bằng cách làm như vậy họ cố gắng làm cho các khoản cấp tín dụng trở nên rẻ hơn và thúc đẩy kinh tế phát triển. Có những giải pháp tiền tệ không thông dụng dẫn đến mất giá đồng tiền. Ngân hàng Trung ương mua vào trái phiếu chính phủ dẫn đến lượng cung tiền cao hơn được biết đến là chính sách nới lỏng định lượng (QE)

Nợ công quốc gia

Cân bằng ngân sách và nợ. Nếu một quốc gia chìm trong nợ, nó sẽ ít hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, bởi vì khoản nợ công lớn sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát. Thêm vào đó, nợ lớn sẽ là mối lo ngại cho nhà đầu tư nước ngoài liệu rằng có rủi ro quốc gia đó “vỡ nợ. Trong trường hợp đó, cầu về tiền của quốc gia này sẽ giảm xuống và tỷ giá ngoại hối của nó sẽ giảm xuống.

Dòng tin tức

  • Tin tức chính trị, xã hội và các tin tức khác.
  • Dự báo kinh tế từ IMFM, OECR, World Bank – Ngân hàng thế giới và các tổ chức khác.
  • Các thay đổi xếp hạng tín dụng của Moody, Fitch, S$P và các tổ chức khác.

Các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng tìm đến các quốc gia có nền chính trị và kinh tế ổn định. Đó là lý do tại sao tác động của các tin tức về tình trạng bất ổn hoặc hỗn loạn về chính trị kéo đầu tư ra khỏi các quốc gia bị ảnh hưởng. Kết quả là, đồng tiền của quốc gia đó bị giảm giá bởi vì dòng chảy ngược trở về nước ngoài của các nhà đầu tư nước ngoài.  

Thỉnh thoảng thậm chí với các quốc gia có chính trị ổn định trải qua các rối loạn xã hội, sự thay đổi nội các chính phủ và những thay đổi quan trọng về lập pháp. Tất cả những sự kiện này cũng có thể ảnh hưởng đến đồng tiền. Kết quả bất ngờ của cuộc bầu cử hoặc trưng cầu dân ý có thể dẫn đến biến động rất lớn về tiền tệ (bạn có nhớ tác động chiến thắng của Ông Trump hoặc hậu quả của cuộc bỏ phiếu “rời bỏ – leave” ở Anh Quốc chứ). Các bài phát biểu mang tính chính trị của người đứng đầu của các quốc gia, cam kết của các ngân hàng Trung ương có thể làm cho giá của đồng tiền dao động.

Những thay đổi đáng kể trong tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền cũng có thể được gây ra bởi các dòng tin tức của một loại khác. Chúng tôi đang nói về các dự báo kinh tế từ các tổ chức tài chính như là IFM, OECR, World Bank, hoặc các thay đổi trong xếp hạng tín dụng của Moody, Fitch, S&P và các tổ chức khác.

Cuối cùng là, một vài sự kiện thật sự bất ngờ như là động đất và các thiên tai khác. Những sự kiện này tác động tiêu cực đối với các nền kinh tế và, do đó cũng tiêu cực đối với tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, mối liên hệ không phải luôn luôn đơn giản

Nên chọn phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật?

Rất khó để lựa chọn nên theo trường phái nào, bởi mỗi phương pháp đều có cơ sở riêng. Thực tế phân tích cơ bản thường dành cho những trader giao dịch dài hạn, những tổ chức lớn đa phần họ cũng sử dụng phân tích cơ bản để hoạch định cho những chiến lược dài hạn. Còn trader nhỏ lẻ chúng ta thường ưa chuộng trường phái phân tích kỹ thuật hơn, đơn giản vì nó dễ sử dụng hơn, phương pháp đa dạng hơn, một yếu tố khác nữa là nguồn vốn chúng ta đầu tư thường nhỏ, không phù hợp cho những chiến lược đầu tư dài hạn mang lại lợi nhuận nhỏ giọt, không ai muốn điều đó cả.

Tuy nhiên, lời khuyên của tôi dành cho các bạn, các bạn vẫn nên học qua cả hai trường phái này, không học nâng cao nhưng cũng phải biết được những thứ cơ bản, những mối tương quan giữa các yếu tố kinh tế -xã hội tác động như thế nào tới thị trường. Sau đó, bạn nên tìm kiềm một vài sàn giao dịch uy tín, thực hiện mở tài khoản và thử nghiệm các kiến thức đã thu thập được với tài khoản demo trước khi giao dịch với tài khoản real.

Tham gia nhóm hỗ trợ và các Sàn giao dịch uy tín nhất với ưu đãi độc quyền cùng Hoaibacfx
17 Tháng Sáu, 2021
0