Chỉ báo MACD là gì ? Làm sao để giao dịch với MACD hiệu quả nhất ? Bạn đã thực sự hiểu đúng về cách giao dịch với MACD phân kì hay chưa? Tất cả điều này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tại bài viết hôm nay nhé
Chỉ báo MACD là gì?
Chỉ báo MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Đường trung bình động hội tụ phân kỳ), được phát triển bởi Gerald Appel vào năm 1979.
MACD được thiết kế để tiết lộ những thay đổi về sức mạnh, hướng, động lượng và thời gian của một xu hướng.
Cài đặt thông số MACD
Thông số mặc định : (12, 26, close, 9)
Để cài đặt chỉ báo này, trong Tradingview các bạn chọn: Chỉ Báo/ Ô tìm kiếm gõ ” MACD”

Bảng thông số mặc định và các thành phần chỉ báo:

Trong đó 12, 26 và 9 là chu kỳ của các đường EMA.
Close thể hiện giá đóng cửa để tính EMA.
Từ đó chỉ báo này có 3 thành phần:
- Đường MACD: lấy EMA 12 – EMA 26
- Đường Signal: Đường EMA 9 của Đường MAC.D
- Histogram: lấy Đường MACD – Đường Signal
Nên sử dụng thông số MACD nào để giao dịch hiệu quả nhất?
TL: Admin khuyên các bạn nên để thông số mặc định của hệ thống để giao dịch với MACD, đừng cố gắng tìm ra thông số tốt nhất cho nó mà hãy tập trung vào tối ưu hóa cách giao dịch với các thành phần của chỉ báo
Thành phần chỉ báo MACD:
1. Đường MACD
MACD = EMA 12 – EMA 26
2. Đường Signal:
Signal = EMA 9 của đường MACD
3. Cột Histogram: Tinh hoa của chỉ báo
Histogram = MACD – Signal
Cùng theo dõi trên hình để biết được tên gọi các đường nhé các bạn:
Có thể thấy cách tính MACD có liên quan tới đường EMA.
Vậy cách giao dịch với MACD có giống với EMA không?
Hướng dẫn cách giao dịch với MACD
Có 3 cách giao dịch với MACD mà Trader chúng ta hay sử dụng nhất, tuy nhiên cũng như các chỉ báo khác, cùng một cách sử dụng nhưng hiệu quả đem lại cho mỗi người là khác nhau, nó phụ thuộc vào cách vận dụng của từng người và nhiều yếu tố liên quan khác nữa. Chúng ta sẽ đi lần lượt từng phương pháp giao dịch với MACD nhé:
Giao dịch với MACD dựa vào sự giao cắt
Khi đường MACD cắt đường Signal từ trên xuống => SELL.
Khi đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên => BUY.
Hãy cùng xem ví dụ sau:
MACD: Đường màu xanh
Signal: Đường màu đỏ

Cách giao dịch này khá dễ phải không nào, các bạn mất chưa tới vài phút để học cách sử dụng MACD.
Cách giao dịch với MACD khi cắt qua mốc 0
Công thức:
Đường MACD cắt trục 0 từ dưới lên thì BUY.
Đường MACD cắt trục 0 từ trên xuống thì SELL
Ví dụ cặp USDCNH D1:

Cách giao dịch với MACD cùng Histogram
Thực chất cách giao dịch này và áp dụng sự giao cắt gần như tương đồng, vì giá trị của Histogram là hiệu số của 2 đường MACD- SIGNAL.
Công thức:
Histogram chuyển từ – sang + (hay từ màu đỏ sang màu xanh) thì BUY.
Histogram chuyển từ + sang – (hay từ màu xanh sang màu đỏ) thì SELL.
Ví dụ cho cặp EURUSD D1:

Rõ ràng rằng cách cách giao dịch trên khá chuẩn nhưng thiếu hiệu quả vì báo hiệu điểm vào khá chậm. Các bạn có thể backtest thêm ở một số cặp tiền tệ khác
Cách giao dịch với MACD phân kì
Phân kì trong xu hướng tăng
- Giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước,đỉnh MACD sau thấp hơn đỉnh MAC.D trước. Lưu ý: Phân kì chỉ được tính khi đường MACD cắt xuống đường signal

- Giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, cột Histogram tạo cột thấp hơn cột trước.(Nhiều trường hợp phân kì không được phát hiện bơi MAC D sẽ được phát hiện bơi histogram)

Phân kì trong xu hướng giảm
Ngược lại với trường hợp phân kì trong xu hướng tăng, chúng ta có phân kì trong xu hướng giảm:
Vì cách làm tương tự nhau nên tôi sẽ chỉ đưa ra ví dụ minh họa:

Phân kì trong thị trường sideway
Thực tế chỉ báo MACD là chỉ báo để đo động lượng của thị trường, tương tự như RSI, vì thế chúng ta cũng có thể sử dụng MACD để đo xung lượng mua-bán xem bên nào mạnh hơn với các đỉnh và đáy cao bằng nhau.
Hướng dẫn cách sử dụng MACD qua video
Để hiểu rõ hơn về cách giao dịch với MACD, các bạn hãy xem thêm clip mình đính kèm nhé, mình cũng đưa ra một số phương pháp giao dịch với MACD kết hợp với các chiến thuật khác để tối ưu điểm vào lệnh cho các bạn.