Để có khả năng thắng cao nhất và lợi nhuận nhiều nhất, chúng ta luôn phải mua ở giá thấp, bán ở giá cao.
Nếu như giá ở vị trí quá cao, chúng ta không mua nữa, giá quá thấp, chúng ta không bán nữa.
Vị trí chúng ta mua bán này được định nghĩa theo đúng nghĩa đen, đó chính là Location.
Khi giá ở vị trí quá cao so với vùng Cầu thì không được phép mua nữa.
Khi giá ở vị trí quá thấp so với vùng Cung thì không được phép bán nữa.
Hay nói cách khác:
Khi giá ở vị trí rất thấp và gần vùng Cầu (Demand), đó là vị trí tốt nhất để mua.
Khi giá ở vị trí rất cao và gần vùng Cung (Supply), đó là vị trí tốt nhất để bán.
Xem hình sau:
Trong một xu hướng đi lên (up trend), khi giá ở vị trí >90% tính từ vùng cầu (demand) thì không được phép mua
Giá ở vị trí quá gần vùng Supply, chúng ta không mua nữa
Trong một xu hướng đi xuống, khi giá ở vị trí <10% tính từ vùng cầu (demand) thì không được phép bán
Giá ở vị trí quá thấp so với vùng Cung thì không được phép bán nữa
Có phải bạn đang thắc mắc, nếu như giá gần Supply không mua, gần Demand quá thì không bán, vậy vùng supply demand ( hay vùng cung cầu) có vẻ khá giống với hỗ trợ-kháng cự.
Thực tế vùng cung cầu khác hoàn toàn hỗ trợ- kháng cự.
Vùng hỗ trợ và kháng cự, nếu như bị phá qua, thì hỗ trợ trở thành kháng cự và kháng cự trở thành hỗ trợ, trong tương lai 2 vùng này vẫn có tác dụng làm ngưỡng cản.
Vùng Supply demand thì khác. Nếu như giá phá qua vùng supply và demand, thì 2 vùng này không còn tác dụng gì trong tương lai hết, sau này giá có quay về 2 vùng này thì cũng không có phản ứng
Đây là tiêu chí phân biệt rõ ràng nhất giữa vùng supply demand và hỗ trợ-kháng cự
Vùng Supply Demand bị phá sẽ không có giá trị cản giá trong tương lai
Nếu giá ở quá thấp hoặc quá cao thì chúng ta sẽ giao dịch như thế nào?
Nếu giá ở vị trí quá thấp, gần vùng Demand, thì chúng ta không nên bán, hãy đợi giá hồi về vùng Supply cao hơn và bán tại đây:
Chúng ta cũng có thể chờ cho vùng cầu- demand bị xóa bỏ và tiếp tục tìm các vùng cung mới- new supply hình thành để bán tiếp:
Giá quá thấp chúng ta không bán, chờ vùng Demand bị xóa bỏ và tìm vùng Supply mới tạo ra để canh sell
Tương tự với trường hợp giá ở vị trí quá cao, chúng ta đợi cho vùng cung bị xóa bỏ và tiếp tục tìm các vùng cầu mới được tạo ra để mua sau đó:
Giá quá cao không mua nữa, đợi vùng supply bị phá và canh mua lại tại vùng demand mới tạo ra
Các bạn chỉ cần nhớ 2 nguyên tắc bên trên, thì không bao giờ các bạn đu đỉnh hay bám đáy nữa, mà ngược lại, bạn sẽ mua được giá đáy, bán được giá cao, giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho lệnh của các bạn.
Đây cũng là lợi ích lớn nhất mà chiến thuật giao dịch theo vùng cung cầu mang lại cho trader forex.
II. Chiến thuật giao dịch với vùng cung cầu trong forex
Có 3 phương pháp giao dịch với vùng cung cầu (Supply demand zone):
Trade ngược xu hướng theo vị trí cung cầu, tỷ lệ thắng thấp
Trade thuận theo xu hướng, tỷ lệ thắng cao
Trade thuận xu hướng kết hợp vị trí cung cầu, tỷ lệ thắng cao nhất
1️⃣ Trade thuận xu hướng theo chiến thuật cung cầu trong forex, tỷ lệ thắng cao
Khung W1/ MN1 tăng, chờ mua tại Demand tiếp diễn của khung D1
KHung W1/MN1 giảm, chờ bán tại Supply tiếp diễn của khung D1
Xem hình minh họa:
Khung W1/ MN1 tăng, chờ mua tại Demand tiếp diễn của khung D1
Khi các bạn giao dịch thuận chiều với xu hướng của khung tuần và tháng như vậy, thì tỷ lệ thắng của bạn được tăng lên khá cao.
Điều kiện để giao dịch Supply Demand thuận trend:
Trong xu hướng lên, vùng cầu phải ở trên đường xu hướng đi lên. Trong xu hướng giảm, vùng cung phải ở dưới đường xu hướng giảm
Khi có nhiều hơn 3 mẫu hình tiếp diễn ( continuation pattern – CP) trong xu hướng thị trường, CP thứ 4 không được phép trade nữa. Giá được coi là đi hết mức rồi. Một khi giá trở về, thường trở về rất sâu
Vùng demand tiếp diễn sau phải cao hơn vùng demand tiếp diễn trước, vùng supply tiếp diễn sau phải thấp hơn vùng supply tiếp diễn trước
Luôn luôn đi theo xu hướng tháng / tuần nếu bạn trade dài hạn- Swing trader
Nếu bạn trade ngắn hạn trong ngày, luôn đi theo xu hướng H4/ D1
2️⃣ Trade ngược xu hướng- counter trend, tỷ lệ thắng thấp
Thông thường khi chúng ta trade theo xu hướng chính của thị trường, theo bức tranh tổng thể thì sẽ mang lại tỷ lệ thắng cao hơn là trade ngược xu hướng.
Bức tranh tổng thể này khá dễ nhận ra, với Swing trader chúng ta đi theo xu hướng của tháng, với trader theo phong cách ngày (intraday) chúng ta đi theo xu hướng của ngày.
Tuy nhiên, sẽ có những cơ hội giá đi đến cực điểm trong 1 xu hướng mà chúng ta hay gọi là quá mua quá bán, và trader chúng ta tìm kiếm cơ hội giao dịch tại những vị trí này, tham gia vào những tín hiệu trade ngược xu hướng( Counter Trend).
Khung W1/MN1 tăng, giá ở vị trí quá cao, gần vùng Supply của MN1, ta canh bán cho khung D1 tại đây
Khung W1/MN1 giảm, giá ở vị trí quá thấp, gần vùng Demand của MN1, ta canh mua cho khung D1 tại đây
Xem hình minh họa:
Khung W1/MN1 tăng, giá ở vị trí quá cao, gần vùng Supply của MN1, ta canh bán cho khung D1 tại đây
Việc giao dịch ngược xu hướng chính thì tỷ lệ thắng thấp là điều đương nhiên. Vì vậy, để tăng thêm độ tin cậy cho các tín hiệu giao dịch ngược xu hướng, bạn cần tìm thêm một vài điều kiện khác nữa.
Điều kiện để trade ngược xu hướng( Counter Trend) kết hợp vị trí Cung cầu
1. Giá đi đến cực điểm
Khi có nhiều hơn 3 CP- vùng tiếp diễn, giá được coi là đã đến cực điểm (Over extended)
Khi có nhiều hơn 3 vùng tiếp diễn, giá được coi là đã đến cực điểm, rất dễ đảo chiều
Một ví dụ khác về vùng cung cầu tiếp diễn cho một đoạn giá thị trường không tạo sóng:
Vùng demand tiếp diễn liên tiếp trong đoạn giá không tạo sóng
2. Giá chạm đến vùng cung cầu của tuần/tháng và quay đầu. Xuất hiện mô hình nến đảo chiều.
Để tăng thêm mức tin cậy cho kèo giao dịch ngược xu hướng, chúng ta chỉ giao dịch khi giá tiếp cận vùng cung cầu của khung thời gian cao hơn.
Nếu bạn giao dịch khung H1, H4 thì giao dịch ngược xu hướng khi giá tiếp cận vùng cung cầu của W1
Nếu bạn giao dịch khung D1 thì giao dịch ngược xu hướng khi giá tiếp cận vùng cung cầu của MN1
Ngoài ra bạn phải chờ xuất hiện các mô hình nến đảo chiều, để xác nhận thị trường có khả năng quay đầu:
Giao dịch ngược xu hướng khi giá tiếp cận vùng Supply/Demand của W1/MN1 và có tín hiệu nến đảo chiều
3. Chỉ Trade với vùng cung cầu mới và nguyên bản (Supply Demand fresh & original)
Vùng Supply Demand nguyên mẫu( hay nguyên bản) là vùng cung cầu được tạo ra đầu tiên của đoạn thị trường tạo sóng. Nói một cách dễ hiểu, nó là vùng đảo chiều đầu tiên bắt đầu 1 con sóng mới
Xem ví dụ dưới đây, khung tuần W1 của cặp EURUSD sau khi giá chạm vào vùng Demand nguyên bản xuất hiện mẫu hình nến đảo chiều Đáy nhíp+ pinbar.
Chúng ta sẽ trở về khung thời gian thấp hơn là D1 để tìm cơ hội Buy ngược xu hướng.
Trên hình chúng ta tìm được 2 điểm có thể buy cho khung D1:
Giao dịch với vùng Original của W1 để counter trend.
4. Kiểm tra vùng giá bên trái, xem có vùng giá bị nén lại hay không. Những vùng giá như vậy khi giá quay trở lại rất dễ phá thủng qua
Yếu tố chính cần phải xem xét là giá chạm đến vùng SD như thế nào?
Những con sóng SD liên tiếp (vùng bị nén – compressed) dễ dàng bị xóa bỏ.
Vì vậy, chúng ta luôn tìm kiếm những vùng SD bị nén trước khi trade ngược xu hướng.
Vùng giá bị nén rất dễ bị phá qua
5. Tỷ lệ risk/reward phải tối thiểu 1:2
3️⃣ Giao dịch thuận trend kết hợp vị trí cung cầu: Tỷ lệ thắng cao nhất
Cách giao dịch này mang lại tỷ lệ thắng cao nhất, nhưng thời gian chờ đợi lại lâu nhất, rất khó để hội tụ đủ 2 điều kiện chính:
Vùng cung cầu của D1 nằm lồng vào trong vùng cung cầu của W1/ MN1
Giao dịch thuận xu hướng: MN1-W1-D1
Điều kiện để Trade theo xu hướng (Trend) +Vị trí (Location)
Khung thời gian vào lệnh Entry Timeframe(ETF) phải cùng xu hướng với khung thời gian cao hơn Higher Time Frame (HTF)
Giá vào lệnh ở ETF phải nằm trong vùng cung cầu của khung thời gian cao hơn.
Trong xu hướng tăng, vùng cầu (Demand) phải ở trên Trendline. Trong một xu hướng giảm, vùng cung phải nằm dưới đường Trendline.
Các cách đặt lệnh giao dịch Mua-Bán
Có 3 cách đặt lệnh: • Lệnh trực tiếp (Market Order) • Lệnh chờ Limit (Limit Order) • Lệnh chờ Stop (Stop Order)
Có 3 loại lệnh dùng trong mua và bán: • Limit Entry • Confirmation Entry • Stop Entry
3.1. Cách vào lệnh Limit Entry
Lệnh Limit là cách đặt một lệnh chờ mua hoặc bán (buy limit/sell limit) ở vùng Supply/Demand trước khi giá chạm vùng này.
Cách đặt lệnh limit entry
Khi nào sử dụng lệnh Limit Entry ?
Khi vùng Supply/Demand còn mới (Fresh), chúng ta sử dụng lệnh Limit Entry. Khung thời gian vào lệnh “phải” luôn luôn là “mới (Fresh)”. Trong một xu hướng giảm, vùng cung (Supply) phải ở dưới trenline và giá quay trở về vùng Supply còn mới (Fresh Supply).
Đặt lệnh Limit Entry tại vùng SL/DM Fresh level khi giao dịch thuận trend
3.2. Cách vào lệnh Comfirmation Entry
Sử dụng lệnh Comfirmation Entry nghĩa là chúng ta đợi cho giá đến vùng cung Cầu (SD zone) và sau đó tiếp tục đợi cho giá ra khỏi vùng này và xóa bỏ được vùng Cầu (Demand) đối diện sau đó quay trở về vùng cung để bán.
Cách đặt lệnh xác nhận Comfirmation Entry
Khi nào sử dụng lệnh xác nhận (Confirmation Entry)
Khi vùng Supply/Demand ở khung thời gian cao hơn không còn mới.
Khi giao dịch ngược xu hướng.
Khi trendline bị bẻ gãy (xóa bỏ).
Khi vùng Supply/Demand quá rộng.
Hình trên là một ví dụ sử dụng lệnh xác nhận, vùng demand quá rộng, và ngược xu hướng, nếu chúng ta buy trực tiếp hoặc buy limit thì điểm Stoploss khá lớn và độ rủi ro cao.
Để chắc chắn hơn, chúng ta chờ thêm tín hiệu xác nhận lại bằng 1 nến pinbar + 1 nến tăng xác nhận. Khi đó chúng ta vào lệnh ở cây nến sau đó và stoploss theo pinbar này luôn.
3.3. Cách vào lệnh Stop Entry
Lệnh Stop là cách đặt một lệnh chờ mua hoặc bán (buy stop/sell stop) ở dưới/trên vùng Supply Demand trước khi giá vượt vùng này.
Cách vào lệnh này có thể mang lại lợi nhuận ngay nhưng phải đảm bảo đi theo xu hướng của Trend.
Đặt lệnh Stop Entry phải thuận xu hướng
IV. Cấu trúc của một lệnh trong chiến thuật cung cầu
Phần trên tôi có nói qua, cấu trúc 1 lệnh giao dịch theo Supply Demand có tỷ lệ thắng cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào 5 yếu tố:
4.1. Độ mạnh của sự dịch chuyển giá
Nếu giá rời khỏi base càng mạnh, thì tỷ lệ thắng khi chúng ta sử dụng vùng SL/DM đó giao dịch càng cao
Vùng cung cầu càng mất cân bằng (Imbalance Supply & Demand) thì giá sẽ càng di chuyển nhanh ra khỏi vùng đó.
Đây là lý do mà chúng ta luôn tìm kiếm một cây nến Power Candle thoát ra khỏi base để xác định độ mạnh yếu cho vùng Supply/Demand đó:
4.2. Thời gian ở một vùng
Nếu giao dịch thị trường trong một khung thời gian quá nhiều, thì có thế là không có sự mất cân bằng lớn ở đây.
Khu vực có ít cây nến thì tốt hơn, sự mất cân bằng lớn hơn.
Theo kinh nghiệm, 6 cây nến hoặc hơn là quá nhiều, và những vùng base tạo bởi 6 nến này chúng ta không giao dịch
Nếu có vùng hỗ trợ-kháng cự quá gần điểm vào lệnh, khiến lệnh khó đạt được tỷ lệ RR 1:1 thì không nên vào lệnh
4.4. Vùng tươi mới
Lần đầu tiên hồi về vùng SD thường có khả năng thắng cao hơn. Chúng ta chỉ Trade ở những vùng còn mới
Lần thứ 2 giá hồi về thường không có tỷ lệ thắng cao như lần thứ nhất. Vì vậy nếu muốn dùng vùng này thì nên sử dụng lệnh Confirmation Entry
Từ lần thứ 4 trở đi, không nên giao dịch
Chỉ nên giao dịch với vùng Fresh. Từ vùng Non Fresh nên sử dụng lệnh xác nhận
4.5. Giá đến
Thông thường thị trường tạo ra những vùng cung cầu tiếp diễn liên tiếp chúng ta sẽ dễ giao dịch hơn là thị trường tăng giảm 1 mạch và không tạo ra bất cứ vùng cung cầu nào
Như vậy tôi vừa hướng dẫn các bạn 3 chiến thuật giao dịch với vùng cung cầu-supply demand trong trade forex. Để đạt hiệu quả cao nhất các bạn nên rèn luyện kĩ năng cách vẽ và xác định vùng supply demand tại phần 1, đồng thời luyện tập trên tài khoản demo mở tài những sàn giao dịch ngoại hối uy tín nhé.